Lễ phục tốt nghiệp của Đại học kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội có trái với quy định pháp luật hiện nay?
- Lễ phục tốt nghiệp của Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội gây ra nhiều tranh cãi?
- Nguyên tắc mặc đồng phục, lễ phục hiện nay được quy định như thế nào?
- Lễ phục tốt nghiệp của sinh viên phải đảm bảo tiêu chuẩn như thế nào?
- Đại học, trường đại học có trách nhiệm thế nào trong việc lựa chọn lễ phục tốt nghiệp của sinh viên?
Lễ phục tốt nghiệp của Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội gây ra nhiều tranh cãi?
Ngày 29/7/2022 Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức lễ tốt nghiệp danh cho sinh viên. Sẽ không có vấn đề gì nếu như buổi lễ tốt nghiệp được tổ chức bình thường như những trường khác.
Buổi lễ tốt nghiệp lần này, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức theo phong cách “hoàng gia”. Có sinh viên đi đầu rước cờ truyền thống, mang logo thương hiệu của trường, hiệu trưởng cầm quyền trượng bước vào.
Tại buổi lễ tốt nghiệp, những nam sinh trong đội nghi lễ được trang bị áo vest, quần âu, găng tay trắng. Những nữ sinh trong đội nghi lễ thì mặc áo giả vest, đeo găng tay trắng.
Sau khi đoạn video lễ tốt nghiệp của Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội được đăng tải trên mạng xã hội thì dẫn đến nhiều ý kiến trái chiều, tranh cải về trang phụ của buổi lễ tốt nghiệp.
Ngày 31/7/2022 thì Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội đã có văn bản yêu cầu hiệu trưởng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội báo cáo bằng văn bản về công tác tổ chức lễ trao bằng tốt nghiệp gây tranh cải trong những ngày qua.
Lễ phục tốt nghiệp của Đại học kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội có trái với quy định pháp luật hiện nay?
Nguyên tắc mặc đồng phục, lễ phục hiện nay được quy định như thế nào?
Căn cứ vào Điều 3 Thông tư 26/2009/TT-BGDĐT quy định như sau:
“Điều 3. Nguyên tắc mặc đồng phục, lễ phục
1. Nguyên tắc mặc đồng phục
a) Bảo đảm tính thẩm mỹ, phù hợp với giới tính, lứa tuổi của học sinh, sinh viên và bản sắc văn hóa của dân tộc, đặc điểm của từng địa phương, đồng thời đảm bảo tính ổn định, thể hiện truyền thống của nhà trường.
b) Phù hợp với điều kiện thời tiết, thuận tiện cho việc học tập, sinh hoạt ở trường và tham gia các hoạt động khác.
c) Bảo đảm tiết kiệm, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của từng địa phương, từng trường.
2. Nguyên tắc mặc lễ phục
a) Bảo đảm tính thống nhất trong từng trường hoặc từng ngành đào tạo.
b) Đảm bảo tính thẩm mỹ, tính giáo dục trong các buổi lễ trao bằng tốt nghiệp.
c) Đảm bảo phân biệt người tốt nghiệp các trình độ được đào tạo: trung cấp, đại học.
d) Đảm bảo tính khoa học, thể hiện nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam.
3. Trường hợp được các tổ chức, cá nhân trong hoặc ngoài nước tài trợ kinh phí thì đồng phục, lễ phục phải đảm bảo quy định tại văn bản này, không được lạm dụng việc tài trợ để quảng cáo.
4. Khuyến khích học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số sử dụng trang phục dân tộc mình trong ngày lễ, ngày tết, ngày hội và trong những ngày nhà trường không quy định mặc đồng phục.”
Theo đó, nguyên tắc mặc lễ phục trong buổi lễ tốt nghịệp của sinh viên phải bảo đảm các tiêu chí như tính thống nhất, tính thẩm mỹ, giáo dục, phân biệt được người tốt nghiệp các trình độ đào tạo khác nhau và có tính khoa học.
Lễ phục tốt nghiệp của sinh viên phải đảm bảo tiêu chuẩn như thế nào?
Căn cứ vào Điều 5 Thông tư 26/2009/TT-BGDĐT quy định như sau:
“Điều 5. Tiêu chuẩn lễ phục
1. áo: áo khoác ngoài nhẹ, rộng, dài quá đầu gối, chất liệu vải thoáng, mát, trang trí lịch sự, trang trọng thích hợp cho dùng cả mùa hè và mùa đông, thể hiện tính hiện đại và nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam.
2. Mũ: màu của mũ phù hợp với màu của áo, đảm bảo tính thẩm mỹ, trang trọng.
3. Biểu trưng (logo) của trường được gắn ở ngực áo bên trái.
4. Khi nhà trường chưa quy định được lễ phục riêng, có thể sử dụng: bộ comple màu sẫm, áo sơ mi, cravat đối với nam; bộ comple hoặc bộ áo dài truyền thống đối với nữ.”
Theo đó, lễ phục tốt nghiệp của sinh viên phải đảm bảo theo tiêu chuẩn của quy định trên.
Đại học, trường đại học có trách nhiệm thế nào trong việc lựa chọn lễ phục tốt nghiệp của sinh viên?
Căn cứ vào Điều 8 Thông tư 26//2009/TT-BGDĐT quy định như sau:
“Điều 8. Trách nhiệm của các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp
1. Tùy theo khí hậu, thời tiết các vùng, miền, căn cứ vào điều kiện của nhà trường, được sự đồng thuận về chủ trương của Hội đồng trường, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên nhà trường (nếu có), Giám đốc đại học, học viện, Hiệu trưởng trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp quyết định việc mặc đồng phục, lễ phục, quy định về kiểu dáng, màu sắc và chỉ đạo tổ chức mặc lễ phục của học sinh, sinh viên tốt nghiệp.
2. Học sinh, sinh viên hoặc Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên nhà trường (nếu có) tổ chức việc may hoặc mua đồng phục theo đúng quy định của Thông tư này và các quy định khác của nhà trường.”
Theo đó đại học, trường đại học có trách nhiệm theo quy định trên trong việc lựa chọn lễ phục tốt nghiệp đối với sinh viên.
Như vậy, lễ phục tốt nghiệp của Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội bảo đảm được nguyên tắc mặc lễ phục và tiêu chuẩn lễ phục tốt nghiệp theo quy định pháp luật. Và Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội được căn cứ vào tình hình khí hậu, thời tiết các vùng, miền, căn cứ vào điều kiện của nhà trường, được sự đồng thuận về chủ trương của Hội đồng trường, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên nhà trường (nếu có), Giám đốc đại học, học viện, Hiệu trưởng trường để lựa chọn lễ phục tốt nghiệp.
Do đó, việc sử dụng lễ phục tốt nghiệp của Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội là không trái với quy định pháp luật hiện hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?
- Thông thầu bao gồm các hành vi nào? Người có hành vi thông thầu bị đi tù không? Mức phạt tù cao nhất đối với hành vi thông thầu?
- Thông quan là gì? Hàng hóa được thông quan khi nào? Cụ thể quyền, nghĩa vụ người khai hải quan?
- Tổ chức Đảng vi phạm về giải quyết khiếu nại, tố cáo gây hậu quả ít nghiêm trọng bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách trong trường hợp nào?
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?