Lễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2023 được diễn ra vào thời gian nào? Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng sẽ được diễn ra trong bao lâu?
Lễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2023 được diễn ra vào thời gian nào?
Ngày 25-3-2023, Ủy ban nhân dân tỉnh Đà Nẵng vừa ban hành Kế hoạch 75-KH/UBND năm 2023
Theo đó, Lễ hội Pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng (DIFF) 2023 sẽ tổ chức từ ngày 2-6 đến 8-7-2023 với chủ đề “Thế giới không khoảng cách”.
Lễ hội gồm: Cuộc thi Trình diễn pháo hoa và các hoạt động đồng hành.
Địa điểm Lễ hội Pháo hoa tại khu vực Cảng Sông Hàn. Khán đài chính và sân khấu được bố trí tại vỉa hè đường Trần Hưng Đạo, đối diện khu vực bắn trên nền tảng của sân khấu đã sử dụng tại các kỳ DIFF trước.
Trong đó, Cuộc thi Trình diễn pháo hoa gồm 7 đội thi quốc tế và đội chủ nhà Việt Nam, trình diễn trong 5 đêm. Mỗi đội tham gia trình diễn trong khoảng từ 20 - 22 phút (không được dưới 20 phút và không quá 22 phút).
Cụ thể, Đêm 1 (2-6) là phần trình diễn của 2 đội Việt Nam – Phần Lan với chủ đề "Hòa bình cho nhân loại"; Đêm 2 (10-6) 2 đội Canada- Pháp sẽ trình diễn với chủ đề "Tình yêu không biên giới".
Đêm 3 (17-6) 2 đội Úc – Ý trình diễn với chủ đề "Chinh phục những giấc mơ"; Đêm 4 (24-6) 2 đội Ba Lan – Anh trình diễn với chủ đề "Vũ điệu của thiên nhiên''.
Đêm chung kết diễn ra vào tối 8-7 với chủ đề ''Thế giới không khoảng cách".
Đồng thời ngày 7-4, UBND thành phố ban hành Quyết định số 678/QĐ-UBND năm 2023 về Thành lập Ban Tổ chức Lễ hội Pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng (DIFF) 2023.
Thành viên Ban Tổ chức, gồm đại diện lãnh đạo các cơ quan, đơn vị liên quan. Sở Văn hóa và Thể thao là cơ quan thường trực của Ban Tổ chức.
Xem toàn bộ Quyết định 678/QĐ-UBND năm 2023: tại đây
Lễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2023 được diễn ra vào thời gian nào? Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng sẽ được diễn ra trong bao lâu? (Hình từ Internet)
Hành vi nào bị nghiêm cấm khi sử dụng pháo hoa?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc chiếm đoạt pháo nổ; trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ theo quy định tại Nghị định này.
2. Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép pháo hoa, thuốc pháo.
3. Mang pháo, thuốc pháo trái phép vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc vào nơi cấm, khu vực cấm, khu vực bảo vệ và mục tiêu bảo vệ.
4. Lợi dụng, lạm dụng việc sử dụng pháo để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
5. Trao đổi, tặng, cho, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố pháo hoa nổ hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép; vận chuyển, bảo quản, tiêu hủy pháo không bảo đảm an toàn hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường.
6. Chiếm đoạt, mua, bán, trao đổi, tặng, cho, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, làm giả, sửa chữa, tẩy xóa các loại giấy phép về pháo.
7. Giao pháo hoa nổ, thuốc pháo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện theo quy định.
8. Hướng dẫn, huấn luyện, tổ chức huấn luyện cách thức chế tạo, sản xuất, sử dụng trái phép pháo dưới mọi hình thức.
9. Cố ý cung cấp thông tin sai lệch về quản lý, bảo quản pháo, thuốc pháo; không báo cáo hoặc báo cáo không kịp thời, che giấu hoặc làm sai lệch thông tin về việc mất, thất thoát, tai nạn, sự cố về pháo, thuốc pháo.
Theo đó, khi sử dụng pháo hoa cần phải lưu ý các hành vi bị nghiêm cấm trên.
Có được sử dụng pháo hoa để phục vụ hoạt động văn hóa, nghệ thuật không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Trường hợp được sử dụng pháo hoa, pháo hoa nổ
1. Pháo hoa, pháo hoa nổ được sử dụng theo quy định tại Điều 11 và Điều 17 Nghị định này.
2. Các cơ quan, tổ chức sử dụng pháo hoa nổ để biểu diễn, thi đấu phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép và do tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được giao nhiệm vụ sản xuất, cung cấp.
Đồng thời căn cứ theo quy định tại Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Sử dụng pháo hoa
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Theo như quy định trên, được sử dụng pháo hoa trong họa động văn hóa, nghệ thuật.
Đồng thời cần lưu ý khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 225-QĐ/TW về giải mật thông tin công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng ra sao?
- Người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không phải khai tổng hợp trong những trường hợp nào?
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?