Lấy chồng làm ngành công an thì người vợ sẽ được hưởng ưu đãi về những chế độ, quyền lợi như thế nào?
Người làm trong ngành Công an là gì?
Tại Điều 3 Luật Công an nhân dân 2018 đã khái niệm:
- Công an nhân dân là lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Vì ngành công an có đặc thù riêng, phải tuân thủ những nguyên tắc hoạt động quy định tại Điều 4 Luật Công an nhân dân 2018 như sau:
- Đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự thống nhất quản lý nhà nước của Chính phủ và sự chỉ huy, quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công an.
- Được tổ chức tập trung, thống nhất, chuyên sâu, tinh gọn và theo cấp hành chính từ trung ương đến cơ sở.
- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; cấp dưới phục tùng cấp trên; dựa vào Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Như vậy, người làm trong ngành công an là những người tham gia phục vụ trong các lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Lấy chồng làm ngành công an thì người vợ sẽ được hưởng ưu đãi về những chế độ, quyền lợi như thế nào? (Hình từ internet)
Các trường hợp nào thì sẽ không được lấy chồng làm ngành công an?
Khi xét kết hôn với công an thì cần thẩm tra lý lịch 3 đời, trong đó, các điều kiện cơ bản không lấy chồng (vợ) công an bao gồm:
- Gia đình làm tay sai cho chế độ phong kiến, Nguy quân, Ngụy quyền.
- Bố mẹ hoặc bản thân có tiền án hoặc đang chấp hành án phạt tù.
- Gia đình hoặc bản thân theo Đạo thiên chúa, Cơ đốc, Tin lành…
- Gia đình hoặc bản thân là người dân tộc Hoa.
- Bố mẹ hoặc bản thân là người nước ngoài (kể cả đã nhập tịch).
Ngoài ra, khi muốn kết hôn với người đang phục vụ trong ngành công an nhân dân thì còn phải đáp ứng các điều kiện đặc thù của ngành công an.
Theo các văn bản nội bộ của Bộ Công an ban hành để được đăng ký kết hôn với công an, cơ quan có thẩm quyền, người có thẩm quyền ngoài các điều kiện chung của công dân Việt Nam nêu trên còn tiến hành thẩm tra lý lịch cá nhân và lý lịch ba đời của người còn lại nếu không phục vụ trong ngành công an.
Điều kiện kết hôn với người trong ngành công an là gì?
Theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về điều kiện kết hôn như sau:
Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 8 tuổi trở lên;
- Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
- Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
- Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
Như vậy, khi kết hôn với người làm việc trong ngành công an thì cần đáp ứng các điều kiện tại Luật Hôn nhân và gia đình và không thuộc các trường hợp không được kết hôn với người trong ngành Công an đã nêu trên.
Lấy chồng làm ngành công an nhân dân thì người vợ được hưởng ưu đãi về những chế độ, quyền lợi gì?
Hiện nay, đã có những quy định về quyền lợi đối với thân nhân của hạ sĩ quan, chiến sĩ trong công an nhân dân, trong đó có bố, mẹ, và vợ công an.
Tại Điều 39 Luật Công an nhân dân 2018 quy định chăm sóc sức khỏe đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, sinh viên, học sinh, công nhân công an và thân nhân, theo đó:
- Cha, mẹ đẻ, người nuôi dưỡng hợp pháp; cha, mẹ đẻ, người nuôi dưỡng hợp pháp của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp dưới 18 tuổi của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, sinh viên và học sinh Công an nhân dân không có chế độ bảo hiểm y tế thì được Công an nhân dân mua bảo hiểm y tế, được khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
- Cha, mẹ đẻ, người nuôi dưỡng hợp pháp; cha, mẹ đẻ, người nuôi dưỡng hợp pháp của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp dưới 18 tuổi của công nhân công an không có chế độ bảo hiểm y tế thì được mua bảo hiểm y tế, được khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Chính phủ.
Đồng thời, tại Điều 3 Nghị định 05/2016/NĐ-CP quy định chế độ, chính sách đối với thân nhân hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong Công an nhân dân như sau:
- Thân nhân của hạ sĩ quan, chiến sĩ bị ốm đau từ 01 tháng trở lên hoặc điều trị 01 lần tại bệnh viện từ 07 ngày trở lên được trợ cấp 500.000 đồng/suất/lần.
- Gia đình hạ sĩ quan, chiến sĩ gặp tai nạn, hỏa hoạn, thiên tai dẫn đến nhà ở bị sập, trôi, cháy hoặc phải di dời chỗ ở được trợ cấp 3.000.000 đồng/suất/lần.
Lưu ý: Hai chế độ này được thực hiện không quá 02 lần trong 01 năm đối với một đối tượng.
- Thân nhân của hạ sĩ quan, chiến sĩ từ trần, mất tích được trợ cấp 2.000.000 đồng/suất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cần làm gì khi nghi người khác lấy cắp đồ mà không được khám xét người? Ai có thẩm quyền khám xét người?
- Mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình trọn gói mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Luật sư thực hiện tư vấn pháp luật có bắt buộc phải ký hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng văn bản không?
- Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm có phải tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm không?
- Thanh lý rừng trồng là gì? 02 hình thức thanh lý? Chi phí thanh lý rừng trồng được lập dự toán trong phương án thanh lý rừng trồng đúng không?