Lập khống chứng từ kế toán sẽ phạm tội gì? Các mức phạt đối với hành vi lập khống chứng từ kế toán?
Hành vi lập khống chứng từ kế toán được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật Kế toán 2015 quy định về giải thích từ ngữ như sau:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
…
3. Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán.”
Theo đó, chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán nhưng các chứng từ phiếu thu, phiếu chi, biên lai thu tiền,….
Đồng thời, người lập, ký tên trên chứng từ kế toán cần phải chịu trách nhiệm về nội dung của chứng từ kế toán.
Hành vi lập khống chứng từ kế toán là hành vi lập nên chứng từ không có thật trên thực tế hoặc lập phần thông tin không đúng sự thật và hành vi này bị coi là không hợp pháp.
Người lập khống chứng từ kế toán nhằm mục đích bù cho những khoản chi mà không có chứng từ, những khoản chi không hợp pháp rồi sau đó sử dụng số tiền mà mình chiếm đoạt được vào mục đích cá nhân.
Hành vi lập khống chứng từ kế toán phạm tội gì?
Theo đó, hành vi lập khống chứng từ kế toán là hành vi lập nên chứng từ không có thật trên thực tế hoặc lập phần thông tin không đúng sự thật và hành vi này bị coi là không hợp pháp.
Hành vi lập khống chứng từ kế toán thường là hành vi của những người có chức trách, nhiệm vụ như kế toán, thủ quỹ của cơ quan, doanh nghiệp.
Do đó, hành vi lập khống chứng từ kế toán có thể bị xử lý hình sự về Tội tham ô tài sản được quy định tại Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017.
Tham ô tài sản có thể hiểu là hành vi trái pháp luật hình sự do người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, có năng lực trách nhiệm hình sự, có trách nhiệm quản lý tài sản thực hiện bằng việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý thành của riêng cho mình hay người khác.
Lập khống chứng từ kế toán sẽ phạm tội gì? Các mức phạt đối với hành vi lập khống chứng từ kế toán? (Hình từ internet)
Phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình đối với hành vi lập khống chứng từ kế toán?
Căn cứ theo quy định tại Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015 (được bổ sung bởi điểm r khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về tội tham ô tài sản như sau:
“Điều 353. Tội tham ô tài sản
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
đ) Chiếm đoạt tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn;
e) Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;
g) Ảnh hưởng xấu đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, tổ chức.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
b) Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
6. Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà tham ô tài sản, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này.”
Theo đó, hành vi lập khống chứng từ hóa đơn phạm tội tham ô mà chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên thì có thể bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?