Lãnh đạo cơ quan báo chí bị miễn nhiệm khi nào? Quy trình, thủ tục miễn nhiệm được thực hiện ra sao?
Lãnh đạo cơ quan báo chí bị miễn nhiệm khi nào?
Căn cứ Quy định 101-QĐ/TW năm 2023 về trách nhiệm, quyền hạn và bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật lãnh đạo cơ quan báo chí do Ban Chấp hành Trung ương ban hành.
Tại Điều 10 Quy định 101-QĐ/TW năm 2023 có quy định về căn cứ xem xét miễn nhiệm như sau:
Căn cứ xem xét miễn nhiệm
1. Cơ quan chỉ đạo báo chí, cơ quan quản lý báo chí yêu cầu cơ quan chủ quản xem xét miễn nhiệm lãnh đạo cơ quan báo chí.
2. Lãnh đạo cơ quan báo chí bị kỷ luật cảnh cáo, uy tín giảm sút, không thể đảm nhiệm chức vụ được giao hoặc bị kỷ luật khiển trách hai lần trở lên trong cùng một nhiệm kỳ/thời hạn bổ nhiệm.
Như vậy, có thể thấy lãnh đạo cơ quan báo chí bị miễn nhiệm nếu có 1 trong những căn cứ xem xét miễn nhiệm sau:
- Có yêu cầu của cơ quan chỉ đạo báo chí, cơ quan quản lý báo chí;
- Bị kỷ luật cảnh cáo, uy tín giảm sút, không thể đảm nhiệm chức vụ được giao hoặc bị kỷ luật khiển trách hai lần trở lên trong cùng một nhiệm kỳ/thời hạn bổ nhiệm.
Lãnh đạo cơ quan báo chí bị miễn nhiệm khi nào? Quy trình, thủ tục miễn nhiệm được thực hiện ra sao? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền miễn nhiệm lãnh đạo cơ quan báo chí?
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 4 Quy định 101-QĐ/TW năm 2023 như sau:
Trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan chỉ đạo, cơ quan quản lý báo chí và cơ quan chủ quản báo chí
...
3. Cơ quan chủ quản báo chí
a) Thực hiện chức trách, quyền hạn của cơ quan chủ quản báo chí theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
b) Lãnh đạo, chỉ đạo, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo cơ quan báo chí theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
c) Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, phân công phụ trách lãnh đạo cơ quan báo chí sau khi có ý kiến bằng văn bản của Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông.
d) Khen thưởng và đề nghị cấp thẩm quyền khen thưởng đối với cơ quan báo chí, lãnh đạo cơ quan báo chí.
đ) Kỷ luật, tạm đình chỉ chức vụ, cho từ chức, miễn nhiệm lãnh đạo cơ quan báo chí theo quy định. Xem xét, thay thế kịp thời, không chờ hết thời hạn giữ chức vụ đối với lãnh đạo cơ quan báo chí để cơ quan báo chí bị xử lý vi phạm từ hình thức cảnh cáo trở lên. Chịu trách nhiệm trong phạm vi, quyền hạn đối với sai phạm của cơ quan báo chí.
e) Thực hiện chế độ, chính sách đối với lãnh đạo cơ quan báo chí theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
g) Thanh tra, kiểm tra, giám sát và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với tập thể, cá nhân cơ quan báo chí thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định.
h) Lãnh đạo, chỉ đạo xử lý kỷ luật cơ quan báo chí, lãnh đạo cơ quan báo chí theo yêu cầu của cơ quan chỉ đạo, cơ quan quản lý báo chí và cấp thẩm quyền. Báo cáo bằng văn bản với cơ quan chỉ đạo báo chí, cơ quan quản lý báo chí về việc chấn chỉnh, xử lý kỷ luật tập thể, cá nhân lãnh đạo cơ quan báo chí vi phạm.
i) Phối hợp chặt chẽ với cơ quan chỉ đạo, cơ quan quản lý báo chí chỉ đạo, định hướng hoạt động của cơ quan báo chí.
Như vậy, có thể thấy, cơ quan chủ quản báo chí được quy định là cơ quan có thẩm quyền miễn nhiệm lãnh đạo cơ quan báo chí.
Đây là một trong những trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan chủ quản báo chí.
Theo khoản 3 Điều 3 Quy định 101-QĐ/TW năm 2023, cơ quan chủ quản báo chí là cơ quan, tổ chức được quy định trong Luật Báo chí và đứng tên đề nghị cấp giấy phép hoạt động báo chí, thành lập và trực tiếp quản lý cơ quan báo chí.
Quy trình, thủ tục miễn nhiệm lãnh đạo cơ quan báo chí được thực hiện ra sao?
Quy trình, thủ tục miễn nhiệm lãnh đạo cơ quan báo chí được thực hiện theo Điều 11 Quy định 101-QĐ/TW năm 2023 như sau:
- Quy trình, thủ tục miễn nhiệm lãnh đạo cơ quan báo chí thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý và thuộc cơ quan đảng, nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội thực hiện theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; các quy định khác có liên quan của cấp có thẩm quyền.
- Đối với lãnh đạo cơ quan báo chí không thuộc trường hợp trên, khi có một trong các căn cứ miễn nhiệm đối với nhân sự giữ chức vụ lãnh đạo cơ quan báo chí, cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan chủ quản báo chí họp, thống nhất, biểu quyết bằng phiếu kín. Việc quyết định miễn nhiệm phải được trên 50% tổng số thành viên đồng ý.
Sau khi ra quyết định miễn nhiệm, trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc, cơ quan chủ quản báo chí có văn bản thông báo với cơ quan chỉ đạo báo chí, cơ quan quản lý báo chí.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?