Kiểm tra báo cáo quyết toán: Nếu có sự chồng chéo về đối tượng kiểm tra với kế hoạch của cơ quan cấp trên thì thực hiện thế nào?
Chế độ báo cáo quyết toán; kiểm tra báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị?
Căn cứ theo quy định tại Điều 41 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định về chế độ báo cáo quyết toán; kiểm tra báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị cụ thể như sau:
"Điều 41. Chế độ báo cáo quyết toán; kiểm tra báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị
1. Nguyên tắc báo cáo quyết toán
Tổ chức, cá nhân thực hiện báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị theo hình thức nhập - xuất - tồn.
2. Xử lý báo cáo quyết toán
a) Cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra báo cáo quyết toán trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro;
b) Căn cứ kết quả kiểm tra báo cáo quyết toán, cơ quan hải quan xử lý các vấn đề liên quan đến thuế đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu.
3. Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể thủ tục, thời điểm báo cáo quyết toán, việc kiểm tra báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu."
Kiểm tra báo cáo quyết toán: Nếu có sự chồng chéo về đối tượng kiểm tra với kế hoạch của cơ quan cấp trên thì thực hiện thế nào?
Báo cáo quyết toán nào sẽ được lựa chọn để kiểm tra?
Đối với quy định về kiểm tra báo cáo quyết toán thì tại Điều 22 Quyết định 1966/QĐ-TCHQ năm 2015 về Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành quy định cụ thể như sau:
"Điều 22. Kiểm tra báo cáo quyết toán
1. Căn cứ lựa chọn báo cáo quyết toán của tổ chức, cá nhân để kiểm tra bao gồm:
a) Đối với doanh nghiệp ưu tiên:
Trên cơ sở đề xuất của Chi cục Hải quan quản lý hoạt động gia công, sản xuất xuất khẩu của doanh nghiệp ưu tiên, Cục Hải quan tỉnh, thành phố báo cáo Tổng cục Hải quan (qua Cục Giám sát quản lý về Hải quan) để quyết định việc kiểm tra chậm nhất 15 ngày khi hết hạn nộp báo cáo quyết toán.
Cục Giám sát quản lý về Hải quan chủ trì, phối hợp với Cục Kiểm tra sau thông quan và các đơn vị liên quan trình Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan phê duyệt kế hoạch kiểm tra phù hợp với quy định tại Điều 25 Thông tư số 72/2015/TT-BTC ngày 12/5/2015 của Bộ Tài chính và thông báo cho Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện;
b) Đối với các tổ chức, cá nhân khác:
b.1) Các trường hợp kiểm tra báo cáo quyết toán theo quy định tại điểm b.1 khoản 5 Điều 60 Thông tư số 38/2015/TT-BTC;
b.2) Cục Hải quan tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch kiểm tra, báo cáo Tổng cục Hải quan (qua Cục Giám sát quản lý về Hải quan) chậm nhất 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp báo cáo quyết toán của tổ chức, cá nhân. Trên cơ sở báo cáo của Cục Hải quan tỉnh, thành phố và kế hoạch kiểm tra sau thông quan, thanh tra hàng năm của Tổng cục Hải quan, kết quả đã kiểm tra tình hình sử dụng, kiểm tra báo cáo quyết toán (nếu có), Cục Giám sát quản lý về Hải quan báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan phê duyệt kế hoạch kiểm tra và thông báo cho Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện.
Việc kiểm tra báo cáo quyết toán theo quy định tại điểm b.2 khoản này phải phù hợp với nguồn lực tại đơn vị và chu kỳ kiểm tra đánh giá không quá 05 năm đối với một tổ chức, cá nhân.
2. Trên cơ sở báo cáo, đề xuất của công chức được giao nhiệm vụ hoặc từ kế hoạch được Tổng cục Hải quan phê duyệt, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan lập hồ sơ báo cáo Cục trưởng Cục Hải quan ban hành Quyết định kiểm tra.
3. Trình tự, thủ tục kiểm tra, nội dung kiểm tra và xử lý kết quả kiểm tra thực hiện theo quy định tại khoản 2, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 59 Thông tư số 38/2015/TT-BTC."
Trách nhiệm thực hiện kiểm tra báo cáo quyết toán thuộc về ai?
Tại Công văn 2505/TCHQ-GSQL năm 2022 về kiểm tra báo cáo quyết toán do Tổng cục Hải quan ban hành hướng dẫn như sau:
(1) Giao Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện kiểm tra BCQT năm 2021 đối với các doanh nghiệp theo Phụ lục I ban hành kèm công văn này. Cục Hải quan các tỉnh, thành phố có trách nhiệm tổ chức thực hiện kiểm tra BCQT theo đúng kế hoạch được giao, hoàn thành việc kiểm tra trước thời điểm nộp BCQT năm 2022. Định kỳ hàng quý chậm nhất ngày 15 của tháng đầu tiên của quý tiếp theo báo cáo tình hình thực hiện theo Phụ lục II ban hành kèm theo công văn này về Tổng cục Hải quan (qua Cục Giám sát quản lý về Hải quan).
Cục Giám sát quản lý về Hải quan có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc và báo cáo, đề xuất xử lý vướng mắc trong quá trình thực hiện (nếu có).
(2) Quá trình triển khai thực hiện nếu phát hiện có sự chồng chéo về đối tượng kiểm tra với kế hoạch thanh tra, kiểm tra của Bộ Tài chính, Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước, kế hoạch thanh tra chuyên ngành, kiểm tra sau thông quan của Tổng cục thì thực hiện theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 82/2012/NĐ-CP ngày 09/10/2012 của Chính phủ, Điều 13 Thông tư số 01/2014/TT-TTCP ngày 23/4/2014 của Thanh tra Chính phủ quy định về xử lý chồng chéo kế hoạch thanh tra, Điều 60 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 39 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính; công văn số 10740/VPCP-KTTH ngày 12/12/2016 của Văn phòng Chính phủ; công văn số 1597/TCHQ-TTr ngày 14/3/2017 của Tổng cục Hải quan, kịp thời báo cáo và đề xuất về Tổng cục Hải quan để xử lý theo quy định.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 225-QĐ/TW về giải mật thông tin công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng ra sao?
- Người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không phải khai tổng hợp trong những trường hợp nào?
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?