Kiểm toán viên nhà nước không được nổi nóng, tranh luận to tiếng với người giao tiếp? Ứng xử kiểm toán viên trong gia đình ra sao?
Kiểm toán viên nhà nước không được nổi nóng, tranh luận to tiếng với người giao tiếp?
Căn cứ Điều 5 Quy định về quy tắc ứng xử của kiểm toán viên nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1337/QĐ-KTNN 2024 của Tổng Kiểm toán nhà nước quy định ứng xử trong quan hệ với đơn vị được kiểm toán như sau:
Ứng xử trong quan hệ với đơn vị được kiểm toán
1. Khi giao tiếp với đơn vị được kiểm toán phải có thái độ ứng xử văn minh, lịch sự, lắng nghe, tôn trọng, thiện chí, khiêm tốn; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc; giữ gìn uy tín, danh dự của Kiểm toán nhà nước.
2. Kiểm toán viên nhà nước phải rèn luyện và sử dụng các kỹ năng giao tiếp như nghe, đọc, nói và kỹ năng trình bày, diễn giải phù hợp với từng mối quan hệ; rèn luyện khả năng tự kiềm chế, kiểm soát bản thân, tránh nổi nóng hoặc tranh luận to tiếng với người giao tiếp.
3. Không được lợi dụng danh nghĩa Kiểm toán nhà nước để thực hiện các hành vi trái quy định của Đảng, Nhà nước và các quy định của Kiểm toán nhà nước.
4. Không được cản trở, can thiệp trái pháp luật vào hoạt động bình thường của đơn vị được kiểm toán; bảo mật thông tin của đơn vị được kiểm toán; tôn trọng các quy định nội bộ của đơn vị được kiểm toán.
Như vậy, kiểm toán viên nhà nước phải rèn luyện khả năng tự kiềm chế, kiểm soát bản thân, tránh nổi nóng hoặc tranh luận to tiếng với người giao tiếp.
Kiểm toán viên nhà nước không được nổi nóng, tranh luận to tiếng với người giao tiếp? Ứng xử kiểm toán viên trong gia đình ra sao? (Hình ảnh Internet)
Ứng xử kiểm toán viên trong gia đình ra sao?
Căn cứ Điều 10 Quy định về quy tắc ứng xử của kiểm toán viên nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1337/QĐ-KTNN 2024 của Tổng Kiểm toán nhà nước quy định ứng xử trong gia đình của kiểm toán viên nhà nước như sau:
(1) Phải gương mẫu chấp hành pháp luật và nội quy hoạt động nơi cư trú; tích cực tuyên truyền, giáo dục, vận động người thân trong gia đình chấp hành nghiêm túc, đúng đắn chủ trương, đường lối, chính sách, quy định của Đảng, Nhà nước; hưởng ứng phong trào toàn dân đoàn kết, xây dựng gia đình văn hóa, góp phần ổn định trật tự xã hội và cộng đồng dân cư.
(2) Không để vợ (chồng); bố mẹ, người trực tiếp nuôi dưỡng hoặc bố, mẹ, người trực tiếp nuôi dưỡng vợ (chồng); con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể; anh, chị, em ruột; anh, chị, em ruột của vợ (chồng) lợi dụng danh nghĩa của bản thân để vụ lợi.
(3) Không có hành vi bạo lực trong gia đình; không sống chung với người khác như vợ chồng. Bản thân hoặc con kết hôn với người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở người ngoài phải báo cáo trung thực với tổ chức. Kiểm toán viên nhà nước là đảng viên không vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.
(4) Không được tổ chức việc cưới hỏi, việc tang, các ngày lễ, tết, sinh nhật, kỷ niệm ngày cưới, mừng thọ, mừng nhà mới, lên chức, lên cấp, chuyển công tác và các việc khác của bản thân và gia đình xa hoa, lãng phí hoặc nhằm trục lợi.
Hiện nay, tiêu chuẩn bổ nhiệm với từng ngạch kiểm toán viên nhà nước hiện nay như thế nào?
Căn cứ theo Điều 23, Điều 24 và Điều 25 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 thì kiểm toán viên hiện này gồm có 03 ngạch, cụ thể như sau:
- Ngạch Kiểm toán viên:
Để được bổ nhiệm vào ngạch này cá nhân cần đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
+ Đáp ứng các tiêu chuẩn chung của Kiểm toán viên nhà nước quy định tại Điều 21 Luật Kiểm toán nhà nước 2015.
+ Nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật về kiểm toán nhà nước; có kiến thức về quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội.
+ Nắm được quy trình nghiệp vụ, chuẩn mực kiểm toán nhà nước.
+ Đã đỗ kỳ thi ngạch Kiểm toán viên.
- Ngạch Kiểm toán viên chính:
Để được bổ nhiệm vào ngạch này cá nhân cần đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
+ Nắm vững và áp dụng thành thạo quy định của pháp luật về kiểm toán nhà nước.
+ Có năng lực đề xuất, tham mưu xây dựng chiến lược phát triển ngành, kế hoạch kiểm toán dài hạn, trung hạn và khả năng về tổng kết, nghiên cứu lý luận chuyên môn, nghiệp vụ kiểm toán; có khả năng xây dựng chuẩn mực kiểm toán nhà nước và kiến nghị sửa đổi, bổ sung các chuẩn mực kiểm toán nhà nước.
+ Hiểu biết các thông lệ và chuẩn mực kiểm toán quốc tế.
+ Có thâm niên tối thiểu ở ngạch Kiểm toán viên là 05 năm hoặc ở ngạch tương đương là 08 năm.
+ Đã đỗ kỳ thi ngạch Kiểm toán viên chính.
- Ngạch Kiểm toán viên cao cấp:
Để được bổ nhiệm vào ngạch này cá nhân cần đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
+ Nắm vững và có khả năng chỉ đạo áp dụng quy trình, chuẩn mực, phương pháp chuyên môn, nghiệp vụ ở các lĩnh vực kiểm toán vào hoạt động kiểm toán.
+ Có năng lực chủ trì nghiên cứu đề tài khoa học cấp bộ, cấp nhà nước về lĩnh vực kiểm toán nhà nước.
+ Có thâm niên tối thiểu ở ngạch Kiểm toán viên chính là 05 năm hoặc ở ngạch tương đương là 08 năm.
+ Đã đỗ kỳ thi ngạch Kiểm toán viên cao cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?