Không có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh có được giữ chức danh nghề nghiệp đạo diễn nghệ thuật hạng II?
- Nhiệm vụ và tiêu chuẩn đối với chức danh nghề nghiệp đạo diễn nghệ thuật hạng II theo quy định mới nhất là gì?
- Không có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh có được giữ chức danh nghề nghiệp đạo diễn nghệ thuật hạng II?
- Yêu cầu khi dự thi, xét thăng hạng lên chức danh đạo diễn nghệ thuật hạng II trong thời gian tới là gì?
Nhiệm vụ và tiêu chuẩn đối với chức danh nghề nghiệp đạo diễn nghệ thuật hạng II theo quy định mới nhất là gì?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 10/2022/TT-BVHTTDL, đạo diễn nghệ thuật hạng II có nhiệm vụ thực hiện những công việc sau:
- Chủ trì hoặc tham gia xây dựng kịch bản, dàn dựng, chỉ huy các tác phẩm, chương trình sân khấu và điện ảnh có giá trị tư tưởng và nghệ thuật; có quy mô lớn và vừa. Đánh giá, phân tích, xử lý kịch bản: xây dựng ý tưởng đạo diễn, kịch bản phân cảnh, biên đạo, âm nhạc; chọn diễn viên, cộng tác viên;
- Chỉ đạo diễn xuất của diễn viên, hướng dẫn cộng tác viên và phối hợp với những người có liên quan thống nhất ý tưởng sáng tạo, đảm bảo quy trình hoàn thành tác phẩm, chương trình;
- Xây dựng kế hoạch, đề ra biện pháp tiến hành dàn dựng, sản xuất; sưu tầm tư liệu, tài liệu cần thiết phục vụ cho việc dàn dựng tác phẩm, chương trình; tổ chức trình duyệt, sửa chữa nâng cao, bàn giao tác phẩm, chương trình;
- Tổng kết kinh nghiệm những tác phẩm, chương trình đã dàn dựng và khuynh hướng nghệ thuật; xây dựng và hình thành tính thống nhất về phong cách nghệ thuật của đơn vị; theo dõi hiệu quả xã hội của tác phẩm, chương trình sau khi đưa ra công chúng để tiếp tục nâng cao, hoàn thiện tác phẩm, chương trình.
Về tiêu chuẩn dối với chức danh, căn cứ quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 5 Thông tư 10/2022/TT-BVHTTDL, đạo diễn nghệ thuật hạng II phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
- Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
+ Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh theo yêu cầu vị trí việc làm. Trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành khác phải được tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” hoặc được tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật;
+ Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức đạo diễn nghệ thuật.
- Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
+ Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh;
+ Nắm vững các hình thức, phương pháp sáng tác và các quy trình kỹ thuật nghiệp vụ liên quan;
+ Có kinh nghiệm trong sáng tác, dàn dựng, chỉ huy;
+ Có khả năng nghiên cứu và phối hợp với đồng nghiệp trong các hoạt động chuyên môn.
Không có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh có được giữ chức danh nghề nghiệp đạo diễn nghệ thuật II? (Hình từ Internet)
Không có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh có được giữ chức danh nghề nghiệp đạo diễn nghệ thuật hạng II?
Căn cứ quy định mới nhất về tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với nhóm chức danh đạo diễn nghệ thuật được nêu tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 10/2022/TT-BVHTTDL, bao gồm:
+ Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh theo yêu cầu vị trí việc làm. Trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành khác phải được tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” hoặc được tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật;
+ Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức đạo diễn nghệ thuật.
Hiện nay, tại Thông tư liên tịch 10/2015/TTLT-BVHTTDL-BNV quy định tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng bắt buộc đối với đạo diễn nghệ thuật hạng II là phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh.
Như vậy, hiện nay theo quy định mới nhất, tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với chức danh nghề nghiệp đạo diễn nghệ thuật hạng II đã được mở rộng đối với trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành khác nhưng đã tặng danh hiệu theo quy định.
Yêu cầu khi dự thi, xét thăng hạng lên chức danh đạo diễn nghệ thuật hạng II trong thời gian tới là gì?
Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 5 Thông tư 10/2022/TT-BVHTTDL có quy định như sau:
Đạo diễn nghệ thuật hạng II - Mã số: V.10.03.09
...
4. Yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp đạo diễn nghệ thuật hạng II:
a) Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp đạo diễn nghệ thuật hạng III hoặc tương đương từ đủ 09 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc). Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) đang giữ chức danh nghề nghiệp đạo diễn nghệ thuật hạng III tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng;
b) Đáp ứng một trong các yêu cầu sau:
- Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp đạo diễn nghệ thuật hạng III hoặc tương đương có ít nhất 01 tác phẩm, chương trình dàn dựng được Hội đồng nghệ thuật chuyên ngành cấp Bộ hoặc tương đương công nhận về chất lượng nghệ thuật hoặc có ít nhất 01 tác phẩm, chương trình dàn dựng được tặng giải thưởng tại các cuộc thi, liên hoan, hội diễn chuyên nghiệp (hoặc cấp quốc gia).
- Được tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” hoặc được tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật.
Như vậy, viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng lên chức danh đạo diễn nghệ thuật hạng II sẽ cần đáp ứng các yêu cầu sau:
Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp đạo diễn nghệ thuật hạng III hoặc tương đương từ đủ 09 năm trở lên; Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) đang giữ chức danh nghề nghiệp đạo diễn nghệ thuật hạng III
Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp đạo diễn nghệ thuật hạng III hoặc tương đương có ít nhất 01 tác phẩm, chương trình được công nhận hoặc đạt giải theo quy định. Hoặc được tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” hoặc được tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật.
Thông tư 10/2022/TT-BVHTTDL có hiệu lực từ ngày 15/12/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hoạt động bảo lãnh điện tử theo Thông tư 61/2024 ra sao? Trường hợp nào chấm dứt nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng?
- Đề án giải thể đơn vị hành chính cấp huyện có lấy ý kiến của Nhân dân hay không? 06 Nguyên tắc sắp xếp đơn vị hành chính?
- Thư ký Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập do ai bổ nhiệm? Tiêu chuẩn bổ nhiệm Thư ký?
- Quy định về cam kết bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 như thế nào? Bên nhận bảo lãnh có quyền và nghĩa vụ ra sao?
- Tải về mẫu biên bản họp Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần về việc thông qua hợp đồng hợp nhất để thành lập công ty mới?