Khi phát hiện vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân bị bỏ rơi thì phải thông báo cho cơ quan nào?
- Khi phát hiện vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân bị bỏ rơi thì phải thông báo cho cơ quan nào?
- Kinh phí phục vụ cho việc xử lý, lưu giữ nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân nằm ngoài sự kiểm soát được quy định như thế nào?
- Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm gì trong quá trình phát hiện xử lý nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân và thiết bị hạt nhân nằm ngoài sự kiểm soát?
Khi phát hiện vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân bị bỏ rơi thì phải thông báo cho cơ quan nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 07/2010/NĐ-CP quy định như sau:
Phát hiện nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân bị thất lạc, bị chiếm đoạt, bị bỏ rơi, bị chuyển giao bất hợp pháp, chưa được khai báo.
1. Tổ chức, cá nhân khi phát hiện hoặc có thông tin về nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân bị thất lạc, bị chiếm đoạt, bị bỏ rơi, bị chuyển giao bất hợp pháp, chưa được khai báo (sau đây gọi chung là nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân nằm ngoài sự kiểm soát) có trách nhiệm thông báo ngay việc phát hiện cho Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan công an nơi gần nhất hoặc Sở Khoa học và Công nghệ.
2. Cơ quan hải quan tại cửa khẩu phải trang bị phương tiện kỹ thuật, thực hiện các biện pháp cần thiết để phát hiện nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân tại cửa khẩu.
3. Các cơ sở sử dụng sắt, thép phế liệu để luyện thép phải có biện pháp hoặc thiết bị để phát hiện nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân.
4. Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành hướng dẫn và tổ chức thực hiện các biện pháp phát hiện nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân nằm ngoài sự kiểm soát.
Như vậy theo quy định trên khi phát hiện vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân bị bỏ rơi thì phải thông báo cho Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan công an nơi gần nhất hoặc Sở Khoa học và Công nghệ.
Ngoài ra, các cơ quan hải quan tại các cửa khẩu bắt buộc phải trang bị phương tiện kỹ thuật cần thiết để có biện pháp phát hiệu nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân ngay tại cửa khẩu.
Khi phát hiện vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân bị bỏ rơi thì phải thông báo cho cơ quan nào? (Hình từ Internet)
Kinh phí phục vụ cho việc xử lý, lưu giữ nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân nằm ngoài sự kiểm soát được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 8 Thông tư liên tịch 112/2015/TTLT-BTC-BKHCN quy định về kinh phí phục vụ cho việc xử lý, lưu giữ nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân nằm ngoài sự kiểm soát như sau:
- Kinh phí để cơ quan hải quan thực hiện xử lý, lưu giữ nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân được phát hiện mà không có người đến nhận được thực hiện theo quy định tại Thông tư 203/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính.
- Việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán kinh phí phục vụ cho việc xử lý, lưu giữ nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân nằm ngoài sự kiểm soát thực hiện theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành.
Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm gì trong quá trình phát hiện xử lý nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân và thiết bị hạt nhân nằm ngoài sự kiểm soát?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 07/2010/NĐ-CP quy định như sau:
Trách nhiệm của các cơ quan trong quá trình phát hiện, xử lý nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân và thiết bị hạt nhân nằm ngoài sự kiểm soát.
1. Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan công an nhận được thông tin về nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân và thiết bị hạt nhân nằm ngoài sự kiểm soát có trách nhiệm thông báo kịp thời cho Sở Khoa học và Công nghệ sở tại.
2. Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm:
a) Khi nhận được thông tin về nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân và thiết bị hạt nhân nằm ngoài sự kiểm soát, phối hợp với công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan liên quan xác minh thông tin, tổ chức việc tìm kiếm;
b) Khi tìm thấy nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân và thiết bị hạt nhân nằm ngoài sự kiểm soát phải hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện ngay các biện pháp bảo đảm an toàn và an ninh;
c) Thông báo cho Cục An toàn bức xạ và hạt nhân để phối hợp tìm kiếm, xử lý và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quá trình phát hiện và xử lý.
...
Như vậy theo quy định trên trong quá trình phát hiện xử lý nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân và thiết bị hạt nhân nằm ngoài sự kiểm soát Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm như sau:
- Khi nhận được thông tin về nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân và thiết bị hạt nhân nằm ngoài sự kiểm soát, phối hợp với công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan liên quan xác minh thông tin, tổ chức việc tìm kiếm.
- Khi tìm thấy nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân và thiết bị hạt nhân nằm ngoài sự kiểm soát phải hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện ngay các biện pháp bảo đảm an toàn và an ninh.
- Thông báo cho Cục An toàn bức xạ và hạt nhân để phối hợp tìm kiếm, xử lý và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quá trình phát hiện và xử lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy hoạch làm căn cứ để lập dự án đầu tư xây dựng là cơ sở xem xét cấp giấy phép xây dựng gồm những loại quy hoạch nào?
- Bảng tiêu chí và điểm xếp hạng đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực quan hệ lao động theo Thông tư 11?
- Mẫu danh sách đề nghị tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng mới nhất là mẫu nào?
- Lỗi phạt nguội bao lâu thì lên hệ thống 2025? Cách check Biển số xe bị phạt nguội trên csgt vn?
- Cán bộ, công chức, viên chức tinh giản biên chế theo Nghị định 29 được hưởng chế độ chính sách tại Nghị định 178 khi nào?