Khi nào phải tiến hành lập dự toán, sử dụng và thanh, quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện cưỡng chế thu hồi đất?
Khi nào phải tiến hành lập dự toán, sử dụng và thanh, quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện cưỡng chế thu hồi đất?
Căn cứ vào Điều 7 Thông tư 61/2022/TT-BTC quy định như sau:
Lập dự toán, sử dụng và thanh, quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện cưỡng chế thu hồi đất
1. Trường hợp phải thực hiện cưỡng chế thu hồi đất thì khi có quyết định cưỡng chế thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường căn cứ nội dung chi quy định tại Điều 4 và mức chi quy định tại Điều 5 Thông tư này lập dự toán kinh phí tổ chức thực hiện cưỡng chế thu hồi đất gửi cơ quan tài chính quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Thông tư này thẩm định để trình Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt.
2. Dự toán kinh phí tổ chức thực hiện cưỡng chế thu hồi đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt được xác định là giá trị quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện cưỡng chế thu hồi đất với Chủ đầu tư dự án, tiểu dự án và được sử dụng để:
a) Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường thực hiện thủ tục thanh toán, thu hồi tạm ứng vốn của ngân sách nhà nước.
b) Chủ đầu tư dự án, tiểu dự án thực hiện quyết toán dự án hoàn thành.
Trường hợp dự án, tiểu dự án mà việc cưỡng chế thu hồi đất thực hiện trong nhiều năm thì phải phân bổ dự toán kinh phí tổ chức thực hiện cưỡng chế thu hồi đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt cho từng năm để thực hiện thủ tục thanh toán, thu hồi tạm ứng vốn của ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về ngân sách nhà nước và pháp luật có liên quan.
3. Việc sử dụng, thanh, quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện cưỡng chế thu hồi đất thực hiện như sau:
a) Đối với các dự án, tiểu dự án do Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư: Việc sử dụng, thanh, quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện cưỡng chế thu hồi đất thực hiện như quy định đối với kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế kiểm đếm tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này.
b) Đối với các dự án, tiểu dự án do Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường là đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư: Kinh phí tổ chức thực hiện cưỡng chế thu hồi đất theo dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt là nguồn thu của Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường; được tổng hợp chung vào nguồn thu của đơn vị và được sử dụng, thanh, quyết toán theo cơ chế tài chính áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
The như quy định trên thì việc lập dự toán, sử dụng và thanh, quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện cưỡng chế thu hồi đất chỉ áp dụng khi phải thực hiện cưỡng chế thu hồi đất theo quyết định cưỡng chế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Khi nào phải tiến hành lập dự toán, sử dụng và thanh, quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện cưỡng chế thu hồi đất?
Cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 71 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:
Cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất
1. Nguyên tắc cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 70 của Luật này.
Tại khoản 1 Điều 70 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:
Cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc
1. Nguyên tắc cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc:
a) Việc cưỡng chế phải tiến hành công khai, dân chủ, khách quan, bảo đảm trật tự, an toàn, đúng quy định của pháp luật;
b) Thời điểm bắt đầu tiến hành cưỡng chế được thực hiện trong giờ hành chính.
Theo đó, việc cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất phải tiến hành công khai, dân chủ, khách quan, bảo đảm trật tự an toàn, đúng quy định và thời điểm bắt đầu cưỡng chế được thực hiện trong giờ hành chính.
Cơ quan nào có thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất?
Căn cứ vào Điều 66 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:
Thẩm quyền thu hồi đất
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
a) Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
b) Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
a) Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;
b) Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
3. Trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất.
Như vậy, thẩm quyền thu hồi đất được thực hiện theo quy định nêu trên.
Thông tư 61/2022/TT-BTC sẽ có hiệu lực từ ngày 20/11/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?
- Kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 2025? Thi học sinh giỏi quốc gia có bao nhiêu giải?