Khấu hao tài sản cố định của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) được quy định như thế nào? Mục đích của việc xây dựng Quy chế quản lý sử dụng tài sản là gì?
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) xây dựng Quy chế quản lý sử dụng tài sản nhằm mục đích gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 12 Quy chế quản lý tài chính của Tập đoàn Điện lực Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 10/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Tài sản của EVN
1. Tài sản của EVN bao gồm các tài sản ngắn hạn (như tiền, hàng tồn kho, các tài sản ngắn hạn khác) và các tài sản dài hạn (như tài sản cố định, bất động sản đầu tư, các khoản phải thu dài hạn, tài sản dài hạn khác).
2. EVN phải xây dựng Quy chế quản lý sử dụng tài sản để đảm bảo sử dụng tài sản có hiệu quả, tránh để lãng phí, ứ đọng, không cần dùng, thất thoát, kém, mất phẩm chất, lạc hậu kỹ thuật; tổ chức hạch toán phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời; tổ chức kiểm kê, đối chiếu theo định kỳ hoặc theo yêu cầu của chủ sở hữu; thực hiện đầu tư tài sản cố định, quản lý và sử dụng tài sản theo quy định.
3. EVN có quyền điều chuyển các tài sản gồm hệ thống điện, vật tư, thiết bị phục vụ trực tiếp cho sản xuất kinh doanh điện thuộc các doanh nghiệp do EVN nắm giữ 100% vốn điều lệ để phục vụ sản xuất kinh doanh hoặc theo phương án tái cơ cấu đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định. Việc điều chuyển các tài sản này thực hiện theo hình thức tăng giảm vốn đầu tư của Chủ sở hữu. Trường hợp điều chuyển tài sản hình thành từ vốn vay lại của Chính phủ, từ vốn vay được Chính phủ bảo lãnh khi khoản vay còn dư nợ thì phải có ý kiến chấp thuận của nhà tài trợ (đối với khoản vay lại của Chính phủ) hoặc của Người cho vay (đối với khoản vay có bảo lãnh Chính phủ) trước khi thực hiện theo đúng các điều khoản đã cam kết với người cho vay và thực hiện chuyển nợ cho bên nhận tài sản.
Như vậy theo quy định trên EVN xây dựng Quy chế quản lý sử dụng tài sản nhằm:
- Đảm bảo sử dụng tài sản có hiệu quả, tránh để lãng phí, ứ đọng, không cần dùng, thất thoát, kém, mất phẩm chất, lạc hậu kỹ thuật,
- Tổ chức hạch toán phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời.
- Tổ chức kiểm kê, đối chiếu theo định kỳ hoặc theo yêu cầu của chủ sở hữu.
- Thực hiện đầu tư tài sản cố định, quản lý và sử dụng tài sản theo quy định.
Khấu hao tài sản cố định của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 14 Quy chế quản lý tài chính của Tập đoàn Điện lực Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 10/2017/NĐ-CP quy định việc khấu hao tài sản cố định của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) như sau:
- EVN thực hiện trích khấu hao tài sản cố định theo quy định của Bộ Tài chính.
-Tổng giám đốc EVN quyết định mức trích khấu hao cụ thể trong khung theo quy định của Bộ Tài chính.
- Việc sử dụng vốn khấu hao để đầu tư xây dựng phải tuân theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng.
- EVN quản lý, sử dụng tập trung phần vốn khấu hao của các tài sản cố định do EVN đầu tư tại các đơn vị trực thuộc.
- Khấu hao đối với một số trường hợp đặc thù:
+ Đối với những tài sản cố định được đánh giá lại theo quyết định của cấp có thẩm quyền, thì EVN chủ động xây dựng mức trích khấu hao mới theo khung do Bộ Tài chính quy định và đăng ký lại với Cơ quan thuế.
+ Đối với dự án đầu tư nâng cấp một phần tài sản cố định thì sau khi thực hiện nâng cấp EVN chủ động xác định lại tuổi thọ kỹ thuật và xác định lại thời gian khấu hao mới theo quy định hiện hành.
+ Đối với các dự án Nhà máy thủy điện thời gian tính khấu hao bắt đầu sau thời điểm nhà máy vận hành chạy thử 72 giờ trong trạng thái tài sản sẵn sàng sử dụng.
+ Đối với các dự án Nhà máy điện khác, thời gian tính khấu hao bắt đầu từ thời điểm Nhà máy chính thức đưa vào vận hành thương mại.
Khấu hao tài sản cố định của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) được quy định như thế nào? Mục đích của việc xây dựng Quy chế quản lý sử dụng tài sản là gì? (Hình từ Internet)
Hội đồng thành viên EVN có quyền quyết định các hợp đồng cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản có giá trị bao nhiêu?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 15 Quy chế quản lý tài chính của Tập đoàn Điện lực Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 10/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản
1. EVN có quyền cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản của EVN theo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn theo quy định của pháp luật.
2. Hội đồng thành viên EVN quyết định các hợp đồng cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản có giá trị dưới 50% vốn chủ sở hữu ghi trong báo cáo tài chính quý hoặc năm của EVN tại thời điểm gần nhất với thời điểm quyết định cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản nhưng giá trị còn lại của tài sản cho thuê, thế chấp, cầm cố không vượt quá mức vốn của dự án nhóm B theo quy định của Luật đầu tư công. Trường hợp vượt quá mức quy định tại điểm này, Hội đồng thành viên EVN có trách nhiệm báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định. Trường hợp vượt thẩm quyền, cơ quan đại diện chủ sở hữu báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
3. Việc sử dụng tài sản để cho thuê, thế chấp, cầm cố phải tuân theo đúng các quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật.
Như vậy theo quy định trên Hội đồng thành viên EVN quyết định các hợp đồng cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản có giá trị dưới 50% vốn chủ sở hữu ghi trong báo cáo tài chính quý hoặc năm của EVN tại thời điểm gần nhất với thời điểm quyết định cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản, giá trị còn lại Hội đồng thành viên EVN phải báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?