Khái niệm cặp phạm trù nội dung và hình thức? Ví dụ về phạm trù nội dung và hình thức? Tài liệu học tập môn Mác-Lênin gồm những gì?
Khái niệm cặp phạm trù nội dung và hình thức? Ví dụ về phạm trù nội dung và hình thức?
Cặp phạm trù "nội dung và hình thức" là một trong những cặp phạm trù cơ bản của triết học, thường được sử dụng để phân tích các sự vật, hiện tượng trong thế giới xung quanh. Nội dung đề cập đến tất cả những yếu tố, thành phần, quá trình bên trong tạo nên bản chất và ý nghĩa của sự vật, trong khi hình thức là cách thức mà những yếu tố đó được sắp xếp, tổ chức, thể hiện ra bên ngoài.
(1) Khái niệm cặp phạm trù nội dung và hình thức
- Nội dung chỉ sự tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật.
Ví dụ: Nội dung của một tác phẩm nghệ thuật, là toàn bộ các yếu tố, như tư tưởng của tác phẩm, bố cục, hình tượng nghệ thuật, v.v...đã phản ánh, và giải quyết những vấn đề nào đó của cuộc sống hiện thực. Hoặc, nội dung của một cơ thể sống là toàn bộ các yếu tố vật chất, như tế bào, khí quan, quá trình sống v.v...
- Hình thức chỉ phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững của nó.
Ví dụ: Hình thức của một tác phẩm nghệ thuật văn chương, được thể hiện thông qua phương thức diễn đạt nội dung của tác phẩm... là cách sắp xếp trình tự các chương, mục, cách diễn đạt, hình dáng, mầu sắc trang trí của tác phẩm.
(2) Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức
Triết học duy vật biện chứng cho rằng sự tồn tại, vận động và phát triển ở các sự vật đều bao hàm sự thống nhất, sự tác động qua lại lẫn nhau giữ nội dung và hình thức. Trong mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức, thì nội dung quyết định hình thức, hình thức có tính độc lâïp tương đối, v.v...
+ Sự thống nhất giữa nội dung và hình thức được thể hiện là, không có hình thức nào lại không chứa đựng nội dung và không có một nội dung nào lại không tồn tại trong một hình thức nhất định. Tuy nhiên, không phải lúc nào nội dung và hình thức cũng phù hợp với nhau. Bởi vì, không phải một nội dung bao gìơ cũng chỉ được thể hiện ở một hình thức nhất định, nội dung trong điều kiện phát triển khác nhau, lại được thể hiện ở dưới nhiều hình thức khác nhau. Cũng như cùng một hình thức, có thể biểu hiện những nội dung khác nhau....
+ So với hình thức, nội dung luôn giữ vai trò quyết định quá trình phát triển của sự vật, nó là yếu tố động và luôn thay đổi. Còn hình thức, là yếu tố tương đối ổn định của sự vật. Vì vậy, sự biến đổi và phát triển của sự vật bao giờ cũng bắt đầu từ nội dung, còn sự biến đổi của hình thức thì chậm hơn. Nhưng luôn có khuynh hướng phù hợp với nội dung.
+ Hình thức do nội dung quyết định, nhưng hình thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại nội dung. Sự tác động trở lại của hình thức với nội dung có thể thúc đẩy sự phát triển hoặc kìm hãm sự phát triển của nội dung.
Theo đó, cặp phạm trù nội dung và hình thức luôn có sự gắn bó, tác động qua lại lẫn nhau, và không thể tồn tại một cách độc lập. Như vậy, cặp phạm trù nội dung và hình thức giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sự gắn kết giữa bản chất và cách thể hiện của các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống.
*Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo!
Khái niệm cặp phạm trù nội dung và hình thức? Ví dụ về phạm trù nội dung và hình thức? Tài liệu học tập môn Mác-Lênin gồm những gì? (Hình ảnh Internet)
Ý nghĩa phương pháp luận cặp phạm trù nội dung và hình thức như thế nào?
Cặp phạm trù "nội dung và hình thức" không chỉ có ý nghĩa trong việc phân tích, hiểu rõ sự vật, hiện tượng mà còn mang ý nghĩa phương pháp luận sâu sắc trong các lĩnh vực nghiên cứu và thực tiễn. Việc nắm vững mối quan hệ giữa nội dung và hình thức giúp chúng ta biết cách điều chỉnh, thay đổi hình thức sao cho phù hợp với nội dung và ngược lại, làm cho sự vật, hiện tượng thể hiện được đầy đủ bản chất của mình.
Ý nghĩa: Trong hoạt động thực tiễn cần chống những khuynh hướng tách rời nội dung với hình thức, hoặc tuyệt đối hóa nội dung hay hình thức. Phải thấy được sự thống nhất biện chứng giữa nội dung và hình thức ở trong sự vật. Muốn hình thức thay đổi, trước hết phải chú ý đến sự thay đổi của nội dung. Mặt khác, phải biết sử dụng hình thức phù hợp với nội dung, tác động tích cực đến nội dung, phục vụ cho sự phát triển của nội dung theo yêu cầu của thực tiễn.
*Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo!
Tài liệu học tập môn Mác-Lênin gồm những gì?
Căn cứ tại Mục 8 Chương trình môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin ban hành kèm theo Quyết định 52/2008/QĐ-BGDĐT quy định về tài liệu học tập của môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin như sau:
- Chương trình môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
- Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin do Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo biên soạn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản.
- Tài liệu tham khảo: Giáo trình các môn học Triết học Mác-Lênin, Kinh tế chính trị Mác-Lênin và Chủ nghĩa xã hội khoa học do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2007; các tài liệu phục vụ dạy và học Chương trình Lý luận chính trị do Bộ Giáo dục và Đào tạo trực tiếp chỉ đạo, tổ chức biên soạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?