Kết luận 130-KL/TW chủ trương sắp xếp và tổ chức mô hình chính quyền địa phương 02 cấp là căn cứ chính trị xây dựng dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi)?
Kết luận 130-KL/TW về chủ trương sắp xếp, tổ chức mô hình chính quyền địa phương 02 cấp?
Bộ Nội vụ đã có dự thảo Tờ trình dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) Tải về
Trong đó, các căn cứ chính trị để xây dựng Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) bao gồm:
- Kết luận 126-KL/TW năm 2025 vào ngày 14/02/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về một số nội dung, nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025 đã đề ra nhiệm vụ: “Nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện); xây dựng phương án tiếp tục sắp xếp cấp xã phù hợp với mô hình tổ chức mới, đề xuất tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cấp xã; định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh; đề xuất chủ trương sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật, quy định của Đảng có liên quan".
- Kết luận 127-KL/TW năm 2025 vào ngày 28/02/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đặt ra mục tiêu, yêu cầu: “Nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã, thực hiện mô hình địa phương 02 cấp (tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể) bảo đảm tỉnh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả”; “...nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức chính quyền địa phương... và hoàn thành sửa đổi, bổ sung pháp luật chậm nhất ngày 30/6/2025".
- Kết luận 130-KL/TW năm 2025 vào ngày 14/3/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về chủ trương sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp (cấp tỉnh và cấp cơ sở, không tổ chức cấp huyện).
Theo đó, Kết luận 130-KL/TW ngày 14/3/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư có nội dung chủ trương sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp là một trong ba căn cứ chính trị thực hiện xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp (cấp tỉnh và cấp cơ sở, không tổ chức cấp huyện).
Kết luận 130-KL/TW về chủ trương sắp xếp và tổ chức mô hình chính quyền địa phương 02 cấp? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương như thế nào?
Căn cứ theo Điều 4 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định:
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương
1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng pháp luật; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.
Hội đồng nhân dân làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số. Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương hoạt động theo chế độ tập thể Ủy ban nhân dân kết hợp với đề cao trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân.
2. Tổ chức chính quyền địa phương tinh, gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu quản trị địa phương chuyên nghiệp, hiện đại, minh bạch, bảo đảm trách nhiệm giải trình gắn với cơ chế kiểm soát quyền lực.
3. Bảo đảm quyền con người, quyền công dân; phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự kiểm tra, giám sát của Nhân dân.
4. Bảo đảm nền hành chính thống nhất, thông suốt, liên tục.
5. Những công việc thuộc thẩm quyền của chính quyền địa phương phải do địa phương quyết định, địa phương tổ chức thực hiện và tự chịu trách nhiệm.
Theo đó, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương như sau:
(1) Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng pháp luật; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.
Hội đồng nhân dân làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số. Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương hoạt động theo chế độ tập thể Ủy ban nhân dân kết hợp với đề cao trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân.
(2) Tổ chức chính quyền địa phương tinh, gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu quản trị địa phương chuyên nghiệp, hiện đại, minh bạch, bảo đảm trách nhiệm giải trình gắn với cơ chế kiểm soát quyền lực.
(3) Bảo đảm quyền con người, quyền công dân; phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự kiểm tra, giám sát của Nhân dân.
(4) Bảo đảm nền hành chính thống nhất, thông suốt, liên tục.
(5) Những công việc thuộc thẩm quyền của chính quyền địa phương phải do địa phương quyết định, địa phương tổ chức thực hiện và tự chịu trách nhiệm.
Thế nào là tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp?
Theo khoản 1 Điều 1 Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 (sửa đổi) quy định:
Đơn vị hành chính
1. Đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có:
a) Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh);
b) Đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh gồm: xã, phường, đặc khu tại hải đảo (sau đây gọi chung là cấp cơ sở);
c) Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quyết định thành lập.
Như vậy, tổ chức mô hình chính quyền địa phương 2 cấp là mô hình chính quyền địa phương được tổ chức gồm có 02 cấp là cấp tỉnh và cấp dưới tỉnh. Có thể hiểu rằng, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp gồm: cấp tỉnh và cấp cơ sở, không có cấp huyện.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điều kiện cấp giấy phép hoạt động điện lực là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động điện lực?
- Tổng hợp văn khấn Tết Hàn Thực trong nhà, ngoài mộ chi tiết, đầy đủ? Tết Hàn Thực có phải là Tết Thanh minh?
- Mẫu giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng năm 2025?
- Tổng hợp mẫu đoạn văn viết về trang phục dân tộc mà em biết? Dàn ý đoạn văn viết về trang phục dân tộc như thế nào?
- Tín hiệu ưu tiên là gì? Quy định về đèn ưu tiên? Lắp đặt đèn ưu tiên phải đảm bảo điều gì theo Nghị định 151/2024/NĐ-CP?