Kéo dài thời gian bố trí vốn, kéo dài kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2022 sang năm 2023 theo nguyên tắc và tiêu chí nào?
- Việc kéo dài thời gian bố trí vốn sang năm 2023 đối với các dự án sử dụng vốn NSTW phải tuân thủ theo nguyên tắc, tiêu chí gì?
- Việc kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư vốn NSTW năm 2022 sang năm 2023 phải tuân thủ theo nguyên tắc, tiêu chí gì?
- Vốn ngân sách trung ương là gì?
- Kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương gồm những gì?
Việc kéo dài thời gian bố trí vốn sang năm 2023 đối với các dự án sử dụng vốn NSTW phải tuân thủ theo nguyên tắc, tiêu chí gì?
Căn cứ tại Mục 1 Công văn 256/BKHÐT-TH năm 2023 quy định như sau:
Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương rà soát, đề xuất kéo dài thời gian bố trí vốn' sang năm 2023 đối với các dự án sử dụng vốn NSTW theo đúng các nguyên tắc, tiêu chí sau:
- Dự án đã được giao kế hoạch đầu tư vốn NSTW giai đoạn 2021-2025 tại các quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
- Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương báo cáo, làm rõ:
+ Quá trình bố trí và giải ngân kế hoạch vốn NSTW của dự án.
+ Nguyên nhân không bố trí vốn NSTW để hoàn thành dự án đúng tiến độ.
+ Các hệ lụy có thể xảy ra khi dự án không được bố trí vốn trong kế hoạch năm 2023.
- Trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép kéo dài thời gian bố trí vốn của dự án đến hết năm 2023, các bộ, cơ quan trung ương, địa phương cần cam kết:
+ Ban hành quyết định điều chỉnh thời gian thực hiện dự án phù hợp với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (nếu cần thiết).
+ Bố trí vốn hoàn thành dự án trong năm 2023.
Kéo dài thời gian bố trí vốn, kéo dài kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2022 sang năm 2023 theo nguyên tắc và tiêu chí nào? (Hình từ Internet)
Việc kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư vốn NSTW năm 2022 sang năm 2023 phải tuân thủ theo nguyên tắc, tiêu chí gì?
Căn cứ tại Mục 2 Công văn 256/BKHÐT-TH năm 2023 quy định như sau:
Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương rà soát, đề xuất kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư vốn NSTW năm 2022 sang năm 2023 của các nhiệm vụ, dự án theo đúng các nguyên tắc, tiêu chí sau:
- Thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 48 Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công.
- Mức vốn NSTW kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân của từng dự án không cao hơn số vốn kế hoạch NSTW năm 2022 còn lại chưa giải ngân đến hết ngày 31/01/2023.
- Các bộ, cơ quan trung ương, địa phương báo cáo, giải trình cụ thể đối với từng nhiệm vụ, dự án đề nghị kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn NSTW năm 2022 sang năm 2023 để làm căn cứ xem xét, tổng hợp, trong đó làm rõ:
+ Sự phù hợp với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 48 Nghị định 40/2020/NĐ-CP.
+ Cam kết giải ngân hết số vốn NSTW năm 2022 đề xuất kéo dài đến hết ngày 31/12/2023.
- Đối với các dự án đề xuất kéo dài kế hoạch đầu tư vốn NSTW năm 2022 sang năm 2023 nhưng đã vượt quá thời gian bố trí vốn, đề nghị bộ, cơ quan, địa phương báo cáo và thực hiện đầy đủ các nội dung tại Mục 1 nêu trên để Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định kéo dài thời gian bố trí vốn của dự án sang năm 2023 trước khi thực hiện và giải ngân số vốn được phép kéo dài.
- Không kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân sang năm 2023 và hủy dự toán đối với số vốn NSTW năm 2021 đã được kéo dài sang năm 2022 (kể cả vốn dự phòng NSTW).
Vốn ngân sách trung ương là gì?
Căn cứ tại khoản 23 Điều 4 Luật Đầu tư công 2019 định nghĩa khái niệm vốn ngân sách trung ương như sau:
Vốn ngân sách trung ương là vốn chi cho đầu tư phát triển thuộc ngân sách trung ương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương gồm những gì?
Căn cứ tại điểm b khoản 3 Điều 46 Luật Đầu tư công 2019 quy định như sau:
Phân loại kế hoạch đầu tư công
1. Phân loại kế hoạch đầu tư công theo thời hạn kế hoạch bao gồm:
a) Kế hoạch đầu tư công trung hạn được lập trong thời hạn 05 năm, phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm;
b) Kế hoạch đầu tư công hằng năm để triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn, phù hợp với mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm và cân đối vốn đầu tư công hằng năm.
2. Phân loại kế hoạch đầu tư công theo cấp quản lý bao gồm:
a) Kế hoạch đầu tư công của quốc gia;
b) Kế hoạch đầu tư công của các Bộ, cơ quan trung ương;
c) Kế hoạch đầu tư công của các cấp chính quyền địa phương.
3. Phân loại kế hoạch đầu tư công theo nguồn vốn đầu tư bao gồm:
a) Kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương, bao gồm đầu tư theo ngành, lĩnh vực, chương trình đầu tư công, phần vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện các dự án theo phương thức đối tác công tư theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
b) Kế hoạch đầu tư vốn ngân sách địa phương, bao gồm đầu tư theo ngành, lĩnh vực, chương trình đầu tư công, phần vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện các dự án theo phương thức đối tác công tư theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
c) Kế hoạch đầu tư vốn từ nguồn thu hợp pháp của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư.
Như vậy theo quy định trên kế hoạch đầu tư vốn ngân sách địa phương, bao gồm: đầu tư theo ngành, lĩnh vực, chương trình đầu tư công, phần vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện các dự án theo phương thức đối tác công tư theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Xem toàn bộ Công văn 256/BKHÐT-TH năm 2023 tại đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 225-QĐ/TW về giải mật thông tin công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng ra sao?
- Người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không phải khai tổng hợp trong những trường hợp nào?
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?