Hướng dẫn xử lý các trường hợp hóa đơn điện tử có sai sót trong quá trình áp dụng hóa đơn điện tử từ ngày 01/7/2022?
- Xử lý hóa đơn điện tử có sai sót đã được cấp mã chưa gửi cho người mua như thế nào?
- Xử lý hóa đơn điện tử có sai sót khi đã gửi cho người mua như thế nào?
- Xử lý hóa đơn điện tử có sai sót khi đã điều chỉnh hoặc thay thế nhưng tiếp tục sai sót như thế nào?
- Nội dung điều chỉnh trên hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?
Xử lý hóa đơn điện tử có sai sót đã được cấp mã chưa gửi cho người mua như thế nào?
Theo Mục 3 Thông báo 8625/TB-CTTPHCM năm 2022 về việc hướng dẫn đăng ký, sử dụng và cung cấp thông tin hóa đơn điện tử trong một số trường hợp như sau:
- Trường hợp người bán phát hiện hóa đơn điện tử đã được cấp mã của cơ quan thuế chưa gửi cho người mua có sai sót: Người bán thực hiện lập Mẫu số 04/SS-HĐĐT Phụ lục IA (ban hành kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, gọi tắt là 04/SS-hóa đơn điện tử) gửi đến cơ quan thuế về việc hủy hóa đơn điện tử có mã đã lập có sai sót. Người bán lập hóa đơn điện tử mới gửi cơ quan thuế cấp mã và gửi lại hóa đơn đúng cho người mua.
Hướng dẫn xử lý các trường hợp hóa đơn điện tử có sai sót trong quá trình áp dụng hóa đơn điện tử từ ngày 01/7/2022? (Hình từ internet)
Xử lý hóa đơn điện tử có sai sót khi đã gửi cho người mua như thế nào?
Theo Mục 3 Thông báo 8625/TB-CTTPHCM năm 2022 về việc hướng dẫn đăng ký, sử dụng và cung cấp thông tin hóa đơn điện tử trong một số trường hợp như sau:
- Trường hợp người bán, người mua phát hiện hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã gửi cho người mua có sai sót:
+ Nếu hóa đơn điện tử có sai sót về tên, địa chỉ của người mua nhưng đúng mã số thuế, các nội dung khác không sai sót thì người bán thông báo cho người mua về việc hoá đơn có sai sót và không phải lập lại hóa đơn. Người bán thông báo với cơ quan thuế về hóa đơn điện tử có sai sót theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT (trừ trường hợp hóa đơn điện tử không có mã chưa gửi dữ liệu hóa đơn cho cơ quan thuế).
- Trường hợp người bán và người mua lựa chọn lập hóa đơn điều chỉnh, thay thế thì không phải gửi mẫu 04/SS-HĐĐT.
+ Nếu hóa đơn điện tử có sai sót về tên, địa chỉ của người bán thì áp dụng xử lý tương tự hóa đơn sai tên, địa chỉ của người mua.
+ Trường hợp hóa đơn sai thông tin mã số thuế, sai sót về số tiền ghi trên hóa đơn, sai về thuế suất, tiền thuế hoặc hàng hóa ghi trên hóa đơn không đúng quy cách, chất lượng thì người bán có thể thực hiện một trong hai cách là lập hóa đơn điều chỉnh hoặc lập hóa đơn thay thế hóa đơn đã lập có sai sót.
- Hóa đơn điện tử điều chỉnh hoặc thay thế cho hóa đơn đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Điều chỉnh cho hóa đơn Mẫu số... ký hiệu... số... ngày... tháng... năm” hoặc “Thay thế cho hóa đơn Mẫu số... ký hiệu... số... ngày... tháng... năm”.
+ Sau đó, người bán phải gửi lại hóa đơn đúng cho người mua và không phải lập Mẫu số 04/SS-hóa đơn điện tử gửi đến cơ quan thuế.
Xử lý hóa đơn điện tử có sai sót khi đã điều chỉnh hoặc thay thế nhưng tiếp tục sai sót như thế nào?
Theo Mục 3 Thông báo 8625/TB-CTTPHCM năm 2022 về việc hướng dẫn đăng ký, sử dụng và cung cấp thông tin hóa đơn điện tử trong một số trường hợp như sau:
- Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có sai sót, người mua và người bán đã xử lý theo hình thức điều chỉnh hoặc thay thế, sau đó lại phát hiện hóa đơn tiếp tục có sai sót thì các lần xử lý tiếp theo thực hiện theo hình thức đã áp dụng khi xử lý sai sót lần đầu.
Nội dung điều chỉnh trên hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?
Theo Mục 3 Thông báo 8625/TB-CTTPHCM năm 2022 về việc hướng dẫn đăng ký, sử dụng và cung cấp thông tin hóa đơn điện tử trong một số trường hợp như sau:
- Đối với nội dung điều chỉnh về giá trị trên hóa đơn thì: điều chỉnh tăng (ghi dấu dương), điều chỉnh giảm (ghi dấu âm) đúng với thực tế điều chỉnh.
- Trường hợp theo quy định hóa đơn điện tử được lập không có ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn có sai sót thì người bán chỉ thực hiện điều chỉnh mà không thực hiện hủy hoặc thay thế.
- Trường hợp người bán lập hóa đơn điện tử khi thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ, sau đó có phát sinh việc hủy hoặc chấm dứt việc cung cấp dịch vụ thì người bán thực hiện hủy hóa đơn điện tử đã lập và thông báo với cơ quan thuế về việc hủy hóa đơn theo mẫu số 04/SS-HĐĐT.
- Đối với hóa đơn điện tử không có mã gửi dữ liệu đến cơ quan thuế theo phương thức chuyển dữ liệu theo bảng tổng hợp Mẫu 01/TH-HĐĐT thì người bán gửi thông tin hủy, điều chỉnh trực tiếp trên bảng tổng hợp của các kỳ tiếp theo mà không gửi thông báo hóa đơn điện tử có sai sót theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT đến cơ quan thuế.
- Điều chỉnh hóa đơn trên bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử phải điền đủ các thông tin: ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn vào cột 14 “thông tin hóa đơn liên quan” tại Mẫu 01/TH-HĐĐT (trừ trường hợp hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có đầy đủ các thông tin ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn).
- Trường hợp bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử đã gửi cơ quan thuế có sai sót thì người bán gửi thông tin điều chỉnh cho các thông tin đã kê khai trên bảng tổng hợp (Chọn ô “sửa đổi” trên mẫu 01/TH-HĐĐT);
- Trường hợp Hóa đơn đã lập theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính có sai sót, người bán và người mua phải lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót.
+ Người bán lập và gửi cho người mua hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn đã lập có sai sót. hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Thay thế cho hóa đơn Mẫu số... ký hiệu... số... ngày... tháng... năm”.
- Đối với ngành hàng không thì hóa đơn đổi, hoàn chứng từ vận chuyển hàng không được coi là hóa đơn điều chỉnh mà không cần có thông tin “Điều chỉnh tăng/giảm cho hóa đơn Mẫu số... ký hiệu... ngày... tháng... năm”. Doanh nghiệp vận chuyển hàng không được phép xuất hóa đơn của mình cho các trường hợp hoàn, đổi chứng từ vận chuyển do đại lý xuất.
- Việc khai bổ sung hồ sơ khai thuế liên quan các hóa đơn điện tử điều chỉnh, thay thế (bao gồm cả hóa đơn điện tử bị hủy) thực hiện theo quy định của pháp luật quản lý thuế.
Lưu ý: Người bán thông báo với cơ quan thuế về việc hóa đơn điện tử có sai sót theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT để thông báo việc điều chỉnh cho từng hóa đơn có sai sót hoặc thông báo việc điều chỉnh cho nhiều hóa đơn điện tử có sai sót và gửi đến cơ quan thuế bất cứ thời gian nào nhưng chậm nhất là ngày cuối cùng của kỳ kê khai thuế giá trị gia tăng phát sinh hóa đơn điện tử điều chỉnh.
Trên đây là nội dung tổng hợp các hướng dẫn về xử lý hóa đơn điện tử có sai sót trong quá trình sử dụng hóa đơn điện tử.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 225-QĐ/TW về giải mật thông tin công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng ra sao?
- Người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không phải khai tổng hợp trong những trường hợp nào?
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?