Hướng dẫn việc kê khai thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp có phát sinh hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và tập huấn ra sao?

Hướng dẫn việc kê khai thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp có phát sinh hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và tập huấn ra sao? Chị T ở Hà Nội.

Hướng dẫn việc kê khai thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp có phát sinh hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và tập huấn?

Căn cứ theo quy định tại khoản 13 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC:

Đối tượng không chịu thuế GTGT
...
Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật bao gồm cả dạy ngoại ngữ, tin học; dạy múa, hát, hội họa, nhạc, kịch, xiếc, thể dục, thể thao; nuôi dạy trẻ và dạy các nghề khác nhằm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, kiến thức chuyên môn nghề nghiệp.
Trường hợp các cơ sở dạy học các cấp từ mầm non đến trung học phổ thông có thu tiền ăn, tiền vận chuyển đưa đón học sinh và các khoản thu khác dưới hình thức thu hộ, chi hộ thì tiền ăn, tiền vận chuyển đưa đón học sinh và các khoản thu hộ, chi hộ này cũng thuộc đối tượng không chịu thuế.
Khoản thu về ở nội trú của học sinh, sinh viên, học viên; hoạt động đào tạo (bao gồm cả việc tổ chức thi và cấp chứng chỉ trong quy trình đào tạo) do cơ sở đào tạo cung cấp thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Trường hợp cơ sở đào tạo không trực tiếp tổ chức đào tạo mà chỉ tổ chức thi, cấp chứng chỉ trong quy trình đào tạo thì hoạt động tổ chức thi và cấp chứng chỉ cũng thuộc đối tượng không chịu thuế. Trường hợp cung cấp dịch vụ thi và cấp chứng chỉ không thuộc quy trình đào tạo thì thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.
...

Tại Công văn 86141/CTHN-TTHT năm 2023 của Cục Thuế TP Hà Nội có hướng dẫn về thuế suất thuế giá trị gia tăng như sau:

...
Căn cứ các quy định trên, Trường hợp Công ty có hoạt động dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật bao gồm cả dạy ngoại ngữ, tin học và dạy các nghề khác nhằm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, kiến thức chuyên môn nghề nghiệp thì hoạt động này thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT theo quy định tại Khoản 13 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC.
Về việc xác định các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và tập huấn của Công ty có thuộc hoạt động dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật hay không, không thuộc thẩm quyền của cơ quan Thuế. Đề nghị Công ty liên hệ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được hướng dẫn.

Như vậy, căn cứ theo quy định pháp luật và tham khảo hướng dẫn của Cục Thuế TP Hà Nội thì đối với trường hợp doanh nghiệp có phát sinh hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và tập huấn thực hiện như sau:

Doanh nghiệp xác định hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và tập huấn có thuộc hoạt động dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật hay không. Tuy nhiên, vấn đề xác định hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và tập huấn có thuộc hoạt động dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật hay không để tính thuế gia trị gia tăng không thuộc thẩm quyền của cơ quan thuế. Do dó, doanh nghiệp cần tham khảo thông qua các cơ quan có thẩm quyền khác.

Sau khi xác định được nếu các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và tập huấn của doanh nghiệp thuộc hoạt động dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật thì doanh nghiệp xác định hoạt động này thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng theo quy định tại khoản 13 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC và thực hiện theo đúng quy định pháp luật.

Hướng dẫn việc kê khai thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp có phát sinh hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và tập huấn?

Nơi nộp thuế giá trị gia tăng được quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 20 Thông tư 219/2013/TT-BTC thì nơi nộp thuế giá trị gia tăng được xác định như sau:

- Người nộp thuế kê khai, nộp thuế GTGT tại địa phương nơi sản xuất, kinh doanh.

- Người nộp thuế kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính thì phải nộp thuế GTGT tại địa phương nơi có cơ sở sản xuất và địa phương nơi đóng trụ sở chính.

- Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã áp dụng phương pháp trực tiếp có cơ sở sản xuất ở tỉnh, thành phố khác nơi đóng trụ sở chính hoặc có hoạt động bán hàng vãng lai ngoại tỉnh thì doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện kê khai, nộp thuế GTGT theo tỷ lệ % trên doanh thu đối với doanh thu phát sinh ở ngoại tỉnh tại địa phương nơi có cơ sở sản xuất, nơi bán hàng vãng lai. Doanh nghiệp, hợp tác xã không phải nộp thuế GTGT theo tỷ lệ % trên doanh thu tại trụ sở chính đối với doanh thu phát sinh ở ngoại tỉnh đã kê khai, nộp thuế.

- Trường hợp cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông có kinh doanh dịch vụ viễn thông cước trả sau tại địa phương cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính và thành lập chi nhánh hạch toán phụ thuộc nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ cùng tham gia kinh doanh dịch vụ viễn thông cước trả sau tại địa phương đó thì cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông thực hiện khai, nộp thuế GTGT đối với dịch vụ viễn thông cước trả sau như sau:

+ Khai thuế GTGT đối với doanh thu dịch vụ viễn thông cước trả sau của toàn cơ sở kinh doanh với cơ quan thuế quản lý trực tiếp trụ sở chính.

+ Nộp thuế GTGT tại địa phương nơi đóng trụ sở chính và tại địa phương nơi có chi nhánh hạch toán phụ thuộc.

Số thuế GTGT phải nộp tại địa phương nơi có chi nhánh hạch toán phụ thuộc được xác định theo tỷ lệ 2% (đối với dịch vụ viễn thông cước trả sau chịu thuế GTGT với thuế suất 10%) trên doanh thu (chưa có thuế GTGT) dịch vụ viễn thông cước trả sau tại địa phương nơi có chi nhánh hạch toán phụ thuộc.

Đối tượng nào chịu thuế GTGT theo quy định pháp luật hiện hành?

Theo Điều 2 Thông tư 219/2013/TT-BTC thì đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC (sửa đổi tại Thông tư 26/2015/TT-BTC, Thông tư 130/2016/TT-BTCThông tư 25/2018/TT-BTC).


Thuế giá trị gia tăng Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Thuế giá trị gia tăng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chương trình đào tạo trực tuyến có thuộc đối tượng được miễn thuế giá trị gia tăng hay không? Những đối tượng nào thuộc đối tượng phải chịu thuế giá trị gia tăng?
Pháp luật
Nghị quyết giảm thuế GTGT 2% sẽ được cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp thứ 7 đúng không? Giảm 2% thuế GTGT cho mặt hàng nào?
Pháp luật
Có đúng giảm 2% thuế GTGT đến hết 31/12/2024 không? Giảm 2% thuế giá trị gia tăng cho mặt hàng nào?
Pháp luật
Cập nhật mới nhất ngày gia hạn thời gian nộp thuế giá trị gia tăng kỳ tháng 5 năm 2024 là ngày bao nhiêu?
Pháp luật
Tải mẫu danh mục ngành nghề tính thuế GTGT theo tỷ lệ % trên doanh thu ở đâu? Thuế suất Thuế GTGT 5% có áp dụng cho nước uống đóng chai, đóng bình hay không?
Pháp luật
Mẫu Công văn giải trình chênh lệch đầu vào gửi cơ quan thuế? Mức phạt chênh lệch tờ khai thuế GTGT với bảng kê hóa đơn ra sao?
Pháp luật
Hạn chót nộp thuế GTGT Quý 3/2023 và thời gian gia hạn nộp thuế GTGT Quý 1/2023 là ngày mấy? Nộp thuế ở đâu?
Pháp luật
Nghị định 12/2023/NĐ-CP gia hạn nộp thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN và tiền thuê đất trong năm 2023?
Pháp luật
Bộ Tài chính sửa đổi thủ tục gia hạn nộp thuế GTGT, thuế TNCN, thuế TTĐB? Trình tự thực hiện thủ tục gia hạn nộp thuế như thế nào?
Pháp luật
Đề xuất đối tượng được gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT, thuế TNCN, thuế TNDN và tiền thuê đất năm 2023?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thuế giá trị gia tăng
1,648 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thuế giá trị gia tăng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào