Hướng dẫn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi khai thác thủy sản vi phạm quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản mới nhất 2024?
- Hướng dẫn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi khai thác thủy sản vi phạm quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản mới nhất 2024?
- Trách nhiệm bảo vệ nguồn lợi thủy sản của tổ chức, cá nhân là gì?
- Hiện nay, nội dung chủ yếu của quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản bao gồm những nội dung nào?
- Căn cứ lập quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản gồm những gì?
Hướng dẫn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi khai thác thủy sản vi phạm quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản mới nhất 2024?
Căn cứ tại Điều 5 Nghị quyết 04/2024/NQ-HĐTP quy định hướng dẫn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi khai thác thủy sản vi phạm quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản như sau:
(1) Người nào khai thác thủy sản mà vi phạm quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản quy định tại Điều 242 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi năm 2017), nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm.
(2) Phương tiện, ngư cụ bị cấm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 242 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi năm 2017) sự là các phương tiện, ngư cụ quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản.
(3) Khai thác thủy sản trong khu vực cấm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 242 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi năm 2017) là khai thác thủy sản trong vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản hoặc khai thác trong các khu vực khác có quy định cấm theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
(4) Khai thác thủy sản trong khu vực cấm có thời hạn quy định tại điểm b khoản 1 Điều 242 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi năm 2017) là khai thác thủy sản trong khu vực quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản.
(5) Khai thác loài thủy sản bị cấm khai thác quy định tại điểm c khoản 1 Điều 242 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi năm 2017) là khai thác loài thủy sản thuộc Nhóm I Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP ngày 04/4/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản 2017.
Thủy sản thuộc Nhóm II Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP ngày 04/4/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản 2017 cũng được coi là loài thủy sản bị cấm khai thác nếu việc khai thác chúng không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định.
(6) Phá hoại nơi cư ngụ của loài thủy sản quy định tại điểm d khoản 1 Điều 242 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi năm 2017) là hành vi làm suy giảm, gây tổn hại hoặc mất đi môi trường sống, hệ sinh thái thủy sinh, khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống, đường di cư của loài thủy sản thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
Hướng dẫn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi khai thác thủy sản vi phạm quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Hình ảnh Internet)
Trách nhiệm bảo vệ nguồn lợi thủy sản của tổ chức, cá nhân là gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 13 Luật Thủy sản 2017 quy định tổ chức, cá nhân có trách nhiệm sau đây:
- Thực hiện bảo vệ và khai thác thủy sản theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Tạo đường di cư hoặc dành hành lang di chuyển cho loài thủy sản khi xây dựng mới, thay đổi hoặc phá bỏ công trình hoặc có hoạt động liên quan đến đường di cư của loài thủy sản;
- Dành hành lang cho loài thủy sản di chuyển khi khai thác thủy sản bằng nghề cố định ở các sông, hồ, đầm, phá;
- Khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra khi xả thải, thăm dò, khai thác tài nguyên, xây dựng, phá bỏ công trình dưới mặt nước, lòng đất dưới nước làm suy giảm hoặc mất đi nguồn lợi thủy sản hoặc gây tổn hại đến môi trường sống, khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống và đường di cư của loài thủy sản;
- Tuân theo quy định của Luật Thủy sản 2017 và quy định khác của pháp luật có liên quan khi tiến hành hoạt động thủy sản hoặc có hoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống, đường di cư, sinh sản của loài thủy sản.
Hiện nay, nội dung chủ yếu của quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản bao gồm những nội dung nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 11 Luật Thủy sản 2017 quy định nội dung chủ yếu của quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản bao gồm:
Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản
...
2. Nội dung chủ yếu của quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản bao gồm:
a) Đánh giá hiện trạng quản lý, khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản;
b) Xác định mục tiêu, định hướng và xây dựng phương án tổng thể quản lý, khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản;
c) Vị trí địa lý, diện tích, ranh giới và bản đồ khu vực dự kiến thành lập khu bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản;
d) Phân vùng khai thác thủy sản; số lượng tàu cá của từng loại nghề; biện pháp quản lý, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản;
đ) Giải pháp, chương trình, kế hoạch thực hiện; nguồn lực, tổ chức thực hiện quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản;
e) Nội dung khác theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
Như vậy, trên đây là 06 nội dung chủ yếu của quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản.
Căn cứ lập quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản gồm những gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 11 Luật Thủy sản 2017 quy định căn cứ lập quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản bao gồm:
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; quốc phòng, an ninh;
- Chiến lược phát triển ngành thủy sản;
- Chiến lược khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên biển và hải đảo, bảo vệ môi trường; chiến lược về bảo tồn đa dạng sinh học;
- Quy hoạch tổng thể quốc gia;
- Quy hoạch không gian biển quốc gia;
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Quy hoạch bảo vệ môi trường; Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học;
- Kết quả điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản;
- Thực trạng và dự báo nhu cầu khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản;
- Căn cứ khác theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?