Hướng dẫn tiền lương tháng tính chế độ tinh giản biên chế? Những đối tượng nào thuộc trường hợp tinh giản biên chế do sức khỏe không đảm bảo?
Quản lý và sử dụng biên chế đã thực hiện tinh giản được quy định như thế nào?
Căn cứ vào Mục 1 Công văn 3538/BNV-TCBC năm 2022 có nội dung hướng dẫn như sau:
“1. Về quản lý và sử dụng biên chế đã thực hiện tinh giản: Thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 113/2018/NĐ-CP ngày 31/8/2018 của Chính phủ.”
Theo khoản 1 Điều 1 Nghị định 113/2018/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế
1. Sửa đổi Điều 5 như sau:
“Điều 5. Quản lý và sử dụng số biên chế đã thực hiện tinh giản
Các cơ quan, tổ chức, đơn vị được sử dụng tối đa 50% số biên chế đã thực hiện tinh giản và giải quyết chế độ nghỉ hưu đúng tuổi hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật để tuyển dụng mới công chức, viên chức và lao động hợp đồng, bảo đảm thực hiện tinh giản biên chế theo đúng quy định của Đảng và của pháp luật. Trường hợp Bộ, ngành, địa phương được thành lập tổ chức mới hoặc được cấp có thẩm quyền giao thêm chức năng, nhiệm vụ, thì Bộ, ngành, địa phương tự cân đối trong tổng biên chế được cấp có thẩm quyền giao để bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.”
Như vậy, các cơ quan, tổ chức, đợn vị được sử dụng tối đa 50% số biên chế đã thực hiện tinh giản và giải quyết chế độ nghỉ hưu đúng tuổi hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật để tuyển dụng mới công chức, viên chức và lao động hợp đồng.
Hướng dẫn tiền lương tháng tính chế độ tinh giản biên chế? Những đối tượng nào thuộc trường hợp tinh giản biên chế do sức khỏe không đảm bảo?
Những đối tượng nào thuộc trường hợp tinh giản biên chế do sức khỏe không đảm bảo?
Căn cứ vào Mục 2 Công văn 3538/BNV-TCBC năm 2022 đã có nội dung hướng dẫn như sau:
“2. Về đối tượng tinh giản biên chế do sức khỏe không bảo đảm: Thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 143/2020/NĐ ngày 10/12/2020 của Chính phủ.”
Xét tiếp khoản 1 Điều 1 Nghị định 143/2020/NĐ quy định như sau:
“Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế và Nghị định số 113/2018/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế.
1. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 1 Nghị định số 113/2018/NĐ-CP như sau:
“c) Chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ quy định đối với vị trí việc làm đang đảm nhiệm, nhưng không có vị trí việc làm khác phù hợp để bố trí và không thể bố trí đào tạo lại để chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ hoặc được cơ quan, đơn vị bố trí việc làm khác nhưng cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.
d) Có chuyên ngành đào tạo không phù hợp với vị trí việc làm hiện đang đảm nhiệm nên không hoàn thành nhiệm vụ được giao nhưng không thể bố trí việc làm khác hoặc được cơ quan, đơn vị bố trí việc làm khác nhưng cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.
đ) Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, cán bộ, công chức có 01 năm được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành nhiệm vụ và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp hoặc không hoàn thành nhiệm vụ trong năm trước liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế nhưng cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.
e) Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, viên chức có 01 năm được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành nhiệm vụ và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp hoặc không hoàn thành nhiệm vụ trong năm trước liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế nhưng cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý;
g) Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế mà trong từng năm đều có tổng số ngày nghỉ làm việc bằng hoặc cao hơn số ngày nghỉ tối đa do ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật bảo hiểm xã hội, có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh và của cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp ốm đau theo quy định của pháp luật hoặc trong năm trước liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế có tổng số ngày nghỉ làm việc bằng hoặc cao hơn số ngày nghỉ tối đa do ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật bảo hiểm xã hội, có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh và của cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp ốm đau theo quy định của pháp luật nhưng cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.”
Như vậy, cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế và cán bộ, công chức cấp xã hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp sẽ bị tinh giản biên chế khi thuộc trường hợp tinh giản biên chế do sức khỏe không đảm bảo theo quy định trên.
Hướng dẫn tiền lương tháng tính chế độ tinh giản biên chế?
Căn cứ vào Mục 3 Công văn 3538/BNV-TCBC năm 2022 đã có nội dung hướng dẫn như sau:
“3. Về tiền lương tháng để tính chế độ tinh giản biên chế: Thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 12 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP. Riêng về cách tính tiền lương tháng để tính chế độ tinh giản biên chế được thực hiện như sau:
a) Đối với đối tượng tinh giản biên chế quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 6 Điều 2 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP
Tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh; phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung; phụ cấp thâm niên nghề và mức chênh lệch bảo lưu lương được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 04/2019/TT-BNV ngày 25/5/2019 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở đối với các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và hội.
b) Đối với đối tượng tinh giản biên chế quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 2 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP:
- Trước ngày 01/5/2013: Hệ số mức lương được tính theo bảng lương củathành viên chuyên trách Hội đồng quản trị, bảng lương của Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc kế toán trưởng ban hành kèm theoNghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ quy định hệ số thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong công ty nhà nước.
- Từ ngày 01/5/2013 trở đi: Hệ số mức lương được tính theo quy định tại bảng hệ số mức lương của viên chức quản lý chuyên trách ban hành kèm theo Nghị định số 51/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ quy định chế độ tiền lương; thù lao, tiền thưởng đối với thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó tổng giám đốc hoặc Phó giám đốc, Kế toán trưởng trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.”
Theo đó, căn cứ vào đối tượng tinh giản biên chế thuộc trường hợp nào để xác định tiền lương tháng để tính chế độ tinh giản biên chế theo nội dung hướng dẫn bên trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?