Hướng dẫn sử dụng biên lai điện tử? Trước khi sử dụng biên lai điện tử, doanh nghiệp có cần phải thông báo phát hành hay không?
Trước khi sử dụng biên lai điện tử, doanh nghiệp có cần phải thông báo phát hành hay không?
Theo Công văn 7562/CTTPHCM-TTHT năm 2022 về biên lai điện tử do Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh hướng dẫn như sau:
- Trong quá trình triển khai áp dụng biên lai điện tử theo quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư số 78/2021/TT-BTC , Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh đã tiếp nhận nhiều vướng mắc của các tổ chức về việc áp dụng biên lai điện tử theo quy định mới, Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh hướng dẫn như sau:
+ Trước khi sử dụng biên lai doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh, tổ chức thu thuế, phí, lệ phí phải thực hiện đăng ký sử dụng với cơ quan thuế hoặc thực hiện thông báo phát hành theo quy định tại Điều 15, Điều 34 và khoản 1 Điều 36 Nghị định 123/2020/NĐ-CP. Đối với biên lai do cơ quan thuế đặt in, cơ quan thuế thực hiện thông báo phát hành theo khoản 3 Điều 24 và khoản 2 Điều 36 Nghị định 123/2020/NĐ-CP .
+ Trình tự, thủ tục về chế độ in, phát hành, quản lý, sử dụng biên lai áp dụng theo quy định tại Mục 3 quy định về biên lai giấy theo hình thức đặt in, tự in tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP (Điều 35, Điều 36, Điều 37, Điều 39).
+ Báo cáo tình hình sử dụng biên lai đặt in, tự in hoặc biên lai mua của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 29, Điều 38 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
Hướng dẫn sử dụng mẫu biên lai điện tử? Trước khi sử dụng biên lai điện tử, doanh nghiệp có cần phải thông báo phát hành hay không? (Hình từ internet)
Hướng dẫn sử dụng mẫu biên lai điện tử như thế nào?
Theo Công văn 7562/CTTPHCM-TTHT năm 2022 về biên lai điện tử do Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh hướng dẫn như sau:
- Trường hợp tổ chức còn tồn biên lai thu phí, lệ phí theo Mẫu hướng dẫn tại Thông tư 303/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc in, phát hành, quản lý và sử dụng các loại chứng từ thu tiền phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước và biên lai thu thuế được in theo Quyết định 30/2001/QĐ-BTC ngày 13/4/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ in, phát hành, quản lý, sử dụng ấn chỉ thuế được tiếp tục sử dụng.
- Trường hợp tổ chức đã sử dụng hết biên lai thuế, biên lai thu phí, lệ phí theo Mẫu hướng dẫn tại Thông tư 303/2016/TT-BTC và Quyết định 30/2001/QĐ-BTC thì sử dụng Mẫu theo quy định tại Nghị định 11/2020/NĐ-CP ngày 20/01/2020 của Chính phủ quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực kho bạc nhà nước.
- Trường hợp cơ quan thuế thông báo chuyển đổi để áp dụng biên lai điện tử theo định dạng của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 34 Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì tổ chức thực hiện chuyển đổi để áp dụng và thực hiện đăng ký sử dụng, thông báo phát hành, báo cáo tình hình sử dụng theo quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
- Mẫu biên lai tiếp tục sử dụng theo Mẫu theo quy định tại Nghị định 11/2020/NĐ-CP (Mẫu 03b1 và Mẫu 03b2) ngày 20/01/2020 của Chính phủ. Ký hiệu, mẫu số biên lai thì áp dụng theo quy định tại I.B ban hành kèm theo Thông tư 78/2021/TT-BTC về mẫu ký hiệu ghi trên biên lai.
Mẫu ký hiệu ghi trên biên lai điện tử được quy định như thế nào?
Theo Phụ lục I.B ban hành kèm theo Thông tư 78/2021/TT-BTC về mẫu ký hiệu ghi trên biên lai như sau:
- Ký hiệu mẫu biên lai có 10 ký tự, gồm:
+ 02 ký tự đầu thể hiện loại biên lai (01 là ký hiệu biên lai thu phí, lệ phí không có mệnh giá; 02 là ký hiệu biên lai thu phí, lệ phí có mệnh giá.)
+ 03 ký tự tiếp theo thể hiện tên biên lai (“BLP”).
+ 01 ký tự tiếp theo thể hiện số liên biên lai. Ví dụ: biên lai có 03 liên ký hiệu là “3”.
+ 01 ký tự tiếp theo (dấu “-”) phân cách giữa nhóm ký tự đầu với nhóm 03 ký tự cuối của ký hiệu mẫu biên lai.
+ 03 ký tự cuối là số thứ tự của mẫu trong một loại biên lai.
Ví dụ: Ký hiệu 01BLP2-001 được hiểu là: biên lai thu phí, lệ phí (loại không in sẵn mệnh giá), 02 liên, mẫu thứ 1.
- Ký hiệu biên lai gồm 08 ký tự:
+ 02 ký tự đầu là mã tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo hướng dẫn tại Phụ lục I.A và chỉ áp dụng đối với biên lai do Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đặt in để bán cho các cơ quan thu phí, lệ phí.
+ 02 ký tự tiếp theo là nhóm hai trong 20 chữ cái in hoa của bảng chữ cái tiếng Việt bao gồm: A, B, C, D, E, G, H, K, L, M, N, P, Q, R, S, T, U, V, X, Y dùng để phân biệt các ký hiệu biên lai. Đối với biên lai do cơ quan thu phí, lệ phí đặt in, tự in thì 02 ký tự này là 02 ký tự đầu của ký hiệu biên lai.
+ 01 ký tự tiếp theo (dấu “-”) phân cách giữa các ký tự đầu với ba ký tự cuối của biên lai.
+ 02 ký tự tiếp theo thể hiện năm in biên lai. Ví dụ: biên lai in năm 2022 thì ghi là 22.
+ 01 ký tự cuối cùng thể hiện hình thức biên lai. Cụ thể: biên lai thu phí, lệ phí tự in ký hiệu là T; biên lai đặt in ký hiệu là P.
Ví dụ: Ký hiệu 01AA-22P được hiểu là biên lai thu phí, lệ phí do Cục Thuế TP Hà Nội đặt in năm 2022.
Như vậy trên đây là hướng dẫn của Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh về ký hiệu ghi trên biên lai điện tử, trước khi sử dụng biên lai doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh, tổ chức thu thuế, phí, lệ phí phải thực hiện đăng ký sử dụng với cơ quan thuế hoặc thực hiện thông báo phát hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?