Hướng dẫn kỹ năng lái xe gắn máy an toàn cho học sinh bắt đầu vào học trung học phổ thông và cơ sở giáo dục nghề nghiệp ra sao?

Hướng dẫn kỹ năng lái xe gắn máy an toàn cho học sinh bắt đầu vào học trung học phổ thông và cơ sở giáo dục nghề nghiệp ra sao?

Hướng dẫn kỹ năng lái xe gắn máy an toàn cho học sinh bắt đầu vào học trung học phổ thông và cơ sở giáo dục nghề nghiệp ra sao?

Căn cứ Điều 5 Nghị định 151/2024/NĐ-CP quy định về hướng dẫn kỹ năng lái xe gắn máy an toàn cho học sinh bắt đầu vào học trung học phổ thông và cơ sở giáo dục nghề nghiệp như sau:

(1) Nội dung hướng dẫn kỹ năng lái xe gắn máy an toàn bao gồm:

- Phương pháp nhận biết và xử lý các tình huống nguy hiểm khi lái xe;

- Cấu tạo và chức năng của các bộ phận xe gắn máy, phương pháp bảo dưỡng xe, kiểm tra xe an toàn;

- Văn hóa tham gia giao thông; trách nhiệm của người điều khiển xe cơ giới; cứu giúp người bị tai nạn giao thông;

- Cách khởi động và tắt máy, cách sử dụng ga, phanh, thay đổi số, sử dụng các thiết bị bảo hộ;

- Tư thế lên ngồi lái xe, xuống xe an toàn;

- Khởi hành, điều chỉnh tốc độ phù hợp, dừng xe an toàn;

- Lái xe theo 04 hình mẫu bao gồm: đi qua hình số 8, đi qua vạch đường thẳng, đi qua đường có vạch cản, đi qua đường gồ ghề;

- Các nội dung khác có liên quan.

(2) Học sinh thực hành lái xe gắn máy an toàn theo quy định tại điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 1 Điều 5 Nghị định 151/2024/NĐ-CP.

(3) Thời gian hướng dẫn và đánh giá kỹ năng lái xe gắn máy an toàn theo hướng dẫn của cơ quan Cảnh sát giao thông trực tiếp thực hiện phù hợp với yêu cầu thực tiễn tại cơ sở giáo dục và bảo đảm nội dung hướng dẫn quy định tại (1).

Hướng dẫn kỹ năng lái xe gắn máy an toàn cho học sinh bắt đầu vào học trung học phổ thông và cơ sở giáo dục nghề nghiệp ra sao?

Hướng dẫn kỹ năng lái xe gắn máy an toàn cho học sinh bắt đầu vào học trung học phổ thông và cơ sở giáo dục nghề nghiệp ra sao? (Hình ảnh Internet)

Trách nhiệm hướng dẫn kỹ năng lái xe gắn máy an toàn chở học sinh như thế nào?

Căn cứ Điều 6 Nghị định 151/2024/NĐ-CP quy định về trách nhiệm hướng dẫn kỹ năng lái xe gắn máy an toàn chở học sinh như sau:

(1) Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng chương trình giảng dạy, tài liệu hướng dẫn thực hành kỹ năng lái xe gắn máy an toàn bảo đảm phù hợp với đối tượng, nội dung quy định tại Điều 5 Nghị định 151/2024/NĐ-CP.

(2) Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, chỉ đạo cơ quan quản lý trường trung học phổ thông chuẩn bị cơ sở vật chất, phương tiện xe gắn máy để phối hợp với lực lượng Cảnh sát giao thông tổ chức hướng dẫn kỹ năng lái xe gắn máy an toàn.

(3) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, chỉ đạo cơ quan quản lý cơ sở giáo dục nghề nghiệp chuẩn bị cơ sở vật chất, phương tiện xe gắn máy để phối hợp với lực lượng Cảnh sát giao thông tổ chức hướng dẫn kỹ năng lái xe gắn máy an toàn.

(4) Trách nhiệm của trường trung học phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp:

- Tổ chức cho học sinh, gia đình học sinh ký cam kết chấp hành quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, bao gồm các nội dung: học sinh không điều khiển xe mô tô khi chưa đủ điều kiện theo quy định, không điều khiển xe gắn máy khi chưa hoàn thành chương trình đào tạo kỹ năng lái xe gắn máy an toàn; gia đình không giao xe cho học sinh điều khiển khi chưa đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;

- Phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh thường xuyên nhắc nhở con em mình thực hiện đúng cam kết; hướng dẫn việc chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của học sinh khi tham gia giao thông;

- Thường xuyên chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ là một trong những tiêu chí đánh giá, xếp loại hạnh kiểm đối với học sinh.

(5) Trách nhiệm của gia đình học sinh:

- Phối hợp với các lực lượng chức năng có liên quan thực hiện giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, hướng dẫn kỹ năng lái xe gắn máy an toàn cho học sinh;

- Không giao xe cho con em mình điều khiển khi chưa đủ điều kiện theo quy định;

- Thường xuyên nhắc nhở con em mình thực hiện đúng cam kết đã ký và thường xuyên trao đổi, nắm bắt thông tin với nhà trường về chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của học sinh khi tham gia giao thông.

Nội dung giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với học sinh trung học cơ sở gồm những gì?

Căn cứ khoản 3 Điều 4 Nghị định 151/2024/NĐ-CP quy định về nội dung giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với học sinh trung học cơ sở bao gồm:

- Quy tắc giao thông đường bộ;

- Nhận biết và chấp hành báo hiệu đường bộ;

- Đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn và cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông đường bộ;

- An toàn khi ngồi trên xe cơ giới;

- Cách điều khiển xe đạp, xe đạp điện an toàn;

- Phòng ngừa rủi ro, hậu quả của tai nạn giao thông và xử lý sự cố giao thông.

Lưu ý: Nghị định 151/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.

Lái xe gắn máy
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hướng dẫn kỹ năng lái xe gắn máy an toàn cho học sinh bắt đầu vào học trung học phổ thông và cơ sở giáo dục nghề nghiệp ra sao?
Pháp luật
Người bao nhiêu tuổi thì được lái xe gắn máy? Lái xe gắn máy có dung tích xi lanh dưới 50cm3 có cần bằng lái hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Lái xe gắn máy
Nguyễn Đỗ Bảo Trung Lưu bài viết
57 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Lái xe gắn máy

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Lái xe gắn máy

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào