Hướng dẫn điền phiếu đánh giá xếp loại chất lượng viên chức 2024 chi tiết từng mục như thế nào?
- Hướng dẫn điền phiếu đánh giá xếp loại chất lượng viên chức 2024 chi tiết nhất như thế nào?
- Trình tự, thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức là người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu như thế nào?
- Trình tự, thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức không giữ chức vụ quản lý ra sao?
Hướng dẫn điền phiếu đánh giá xếp loại chất lượng viên chức 2024 chi tiết nhất như thế nào?
>> Xem thêm: Hướng dẫn viết phiếu đánh giá xếp loại chất lượng viên chức quản lý năm 2024
>> Tải mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng viên chức 2024 theo Nghị định 90/2020/NĐ-CP: tại đây
Dưới đây là hướng dẫn cách viết phiếu đánh giá xếp loại chất lượng viên chức 2024 chi tiết dành cho bạn đọc tham khảo:
I. KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ
1. Chính trị tư tưởng:
-Chấp hành chủ trương, đường lối, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước và các nguyên tắc tổ chức, kỷ luật của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình.
-Có quan điểm bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định lập trường, không dao động trước mọi khó khăn thử thách.
-Đặt lợi ích của Đảng, quốc gia – dân tộc, nhân dân, tập thể lên trên lợi ích cá nhân.
-Có ý thức chấp hành quy chế của ngành, qui định của cơ quan đơn vị.
-Luôn ý thức được vai trò giáo dục trong việc hình thành nhân cách cho học sinh nên bản thân luôn đảm bảo giảng dạy đúng, đủ chương trình, tuân thủ nghiêm ngặt ngày giờ công lao động.
-Hoàn thành các nhiệm vụ được giao; có ý thức học hỏi đồng nghiệp; chấp hành các điều lệ, quy chế, quy định của bộ, ngành; không có hành vi tiêu cực.
2. Đạo đức, lối sống
-Quan tâm đến việc giữ gìn đạo đức, nhân cách của người giáo viên, có lối sống trong sáng, lành mạnh, văn minh.
-Đấu tranh chống lại các biểu hiện tiêu cực, được sự tín nhiệm của đồng nghiệp, học sinh và nhân dân.
-Luôn có tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, hoà đồng với đồng nghiệp. Trung thực trong công việc, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác giáo dục học sinh. Tế nhị với phụ huynh, thương yêu học sinh.
- Không tham ô, tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, quan liêu, cơ hội, vụ lợi, hách dịch, cửa quyền.
- Không có biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống.
- Có lối sống trung thực, khiêm tốn, chân thành, trong sáng, giản dị.
- Có tinh thần đoàn kết, xây dựng cơ quan, tổ chức, đơn vị trong sạch, vững mạnh.
3. Tác phong, lề lối làm việc:
- Có trách nhiệm với công việc, luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Thực hiện tốt các nội quy, quy chế của ngành và đơn vị.
- Phương pháp làm việc khoa học, dân chủ, đúng nguyên tắc.
- Có tinh thần hợp tác, giúp đỡ đồng nghiệp.
- Có trách nhiệm với công việc; năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, linh hoạt trong thực hiện nhiệm vụ.
- Phương pháp làm việc khoa học, dân chủ, đúng nguyên tắc.
- Có tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ.
- Có thái độ đúng mực và phong cách ứng xử, lề lối làm việc chuẩn mực, đáp ứng yêu cầu của văn hóa công vụ
4. Ý thức tổ chức kỷ luật:
- Chấp hành sự phân công của tổ chức.
- Có ý thức chấp hành quy chế của ngành, qui định của cơ quan đơn vị, tổ, nhóm chuyên môn.
- Thực hiện việc kê khai và công khai tài sản, thu nhập theo quy định.
- Luôn ý có thức được vai trò giáo dục trong việc hình thành nhân cách cho học sinh nên bản thân luôn đảm bảo giảng dạy đúng, đủ chương trình, tuân thủ nghiêm ngặt ngày giờ công lao động.
- Hoàn thành các nhiệm vụ được giao; có ý thức học hỏi đồng nghiệp; chấp hành Điều lệ, quy chế, quy định của bộ, ngành; không có hành vi tiêu cực.
- Giữ gìn nếp sống văn minh nơi công sở. Tích cực tham gia các phong trào thi đua của nhà trường, ngành.
- Quan tâm đến việc giữ gìn đạo đức, nhân cách của người giáo viên, có lối sống trong sáng, lành mạnh, văn minh.
- Đấu tranh chống lại các biểu hiện tiêu cực, được sự tín nhiệm của đồng nghiệp, học sinh và nhân dân.
5. Kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao (xác định rõ nội dung công việc thực hiện; tỷ lệ hoàn thành, chất lượng, tiến độ công việc):
- Luôn có ý thức trách nhiệm và tinh thần trong lao động, học tập, công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Thường xuyên học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nghiên cứu, sáng tạo, chủ động, tích cực trong học tập; rèn luyện, lao động và thực hiện nghiêm các nội quy, quy chế của nhà trường.
- Có tinh thần cầu tiến, không ngừng học hỏi để nâng cao năng lực chuyên môn cũng như kĩ năng sống.
- Luôn năng nổ trong công việc, thể hiện vai trò và trách nhiệm chuyên môn cao, hết lòng hết sức với công việc được giao.
- Tiếp thu ý kiến đồng nghiệp góp ý về chuyên môn, nghiệp vụ và luôn biết sửa sai kịp thời.
- Luôn có tinh thần đoàn kết cao, tương thân tương ái, hòa đồng với đồng nghiệp. Trung thực trong công việc, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác giáo dục học sinh. Tế nhị với phụ huynh, thương yêu học sinh
6. Thái độ phục vụ nhân dân:
-Thường xuyên giữ mối liên hệ với chi ủy nơi cư trú, thực hiện đầy đủ mọi nghĩa vụ công dân nơi cư trú.
-Lối sống lành mạnh, giản dị, hòa đồng, quan hệ mật thiết với phụ huynh và lối xóm.
PHẦN DÀNH RIÊNG CHO VIÊN CHỨC QUẢN LÝ
7. Kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, phụ trách:
..............................................................................................................................................
8. Năng lực lãnh đạo, quản lý:
..............................................................................................................................................
9. Năng lực tập hợp, đoàn kết:
..............................................................................................................................................
II. TỰ NHẬN XÉT, XẾP LOẠI CHẤT LƯỢNG
1.Tự nhận xét ưu, khuyết điểm:
1.1. Ưu điểm:
Ưu điểm :
-Tôi luôn thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ nhà trường và ngành giao, thực hiện đầy đủ công tác chuyên môn được phân công, tham gia nhiệt tình có trách nhiệm vào các hoạt động của nhà trường và địa phương nơi công tác, tích cực chủ động tham gia các hoạt động nhà trường và địa phương.
-Biết lắng nghe ý kiến đóng góp của đồng nghiệp để hành động đúng trong cách ứng xử và giao tiếp trong công việc chuyên môn.
-Luôn phối kết hợp tốt với các đồng nghiệp, với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Luôn chấp hành tốt nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, giữ gìn nếp sống văn hóa công sở, thời gian làm việc
- Luôn phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Tinh thần học hỏi đồng nghiệp nhằm trau dồi kiến thức phục vụ cho công tác giảng dạy.
- Hòa đồng với đồng nghiệp và nhân viên trong trường.
- Bản thân luôn nghiên cứu, học hỏi để nâng dần trình độ phổ thông, chuyên môn nghiệp vụ đối với môn học mình phụ trách cũng như môn học mình yêu thích dù bản thân không trực tiếp giảng dạy.
- Tính xã hội thì bản thân có tạo hai địa chỉ mạng để giới thiệu về kiến thức liên quan cũng như về kinh nghiệm giảng dạy.
- Bản thân luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công giảng dạy, hồ sơ sổ sách.
1.2. Khuyết điểm:
- Chưa mạnh dạn trong công tác tự phê bình và phê bình.
- Sắp xếp thời gian và công việc hợp lý để nâng cao chất lượng công việc và hoàn thành đúng thời gian quy định.
- Cần xây dựng kế hoạch bài dạy phong phú và nâng cao phương pháp dạy học tốt hơn nhằm giúp truyền đạt tốt kiến thức cho học sinh.
2. Tự xếp loại chất lượng:
Hoàn thành tốt nhiệm vụ
(Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành tốt nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm vụ; không hoàn thành nhiệm vụ).
Hướng dẫn điền phiếu đánh giá xếp loại chất lượng viên chức 2024 chi tiết từng mục như thế nào? (Hình từ Internet)
Trình tự, thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức là người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 90/2020/NĐ-CP có nêu rõ trình tự, thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức là người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu như sau:
Bước 1: Viên chức tự đánh giá, xếp loại chất lượng
Viên chức làm báo cáo tự đánh giá, mức xếp loại kết quả công tác theo chức trách, nhiệm vụ được giao theo mẫu số 03 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 90/2020/NĐ-CP
Bước 2 Nhận xét, đánh giá viên chức
- Tổ chức cuộc họp tại đơn vị nơi viên chức công tác để nhận xét, đánh giá đối với viên chức. Thành phần tham dự cuộc họp bao gồm toàn thể viên chức của đơn vị.
Trường hợp đơn vị có đơn vị cấu thành thì thành phần bao gồm tập thể lãnh đạo đơn vị, đại diện cấp ủy đảng, công đoàn, đoàn thanh niên cùng cấp và người đứng đầu các đơn vị cấu thành; đối với đơn vị có quy mô lớn thì người đứng đầu các đơn vị cấu thành có thể tham gia ý kiến bằng văn bản.
Viên chức trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc họp, các thành viên tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến, các ý kiến phải được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp.
- Lấy ý kiến nhận xét, đánh giá của cấp ủy đảng đơn vị nơi viên chức công tác.
- Xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức
Bộ phận tham mưu về công tác cán bộ của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền đánh giá tổng hợp ý kiến nhận xét, đánh giá quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 19 Nghị định 90/2020/NĐ-CP và tài liệu liên quan (nếu có), đề xuất nội dung đánh giá và mức xếp loại chất lượng đối với viên chức.
Cấp có thẩm quyền quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng đối với viên chức.
- Cấp có thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức thông báo bằng văn bản cho viên chức về kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng; quyết định hình thức công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi viên chức công tác, trong đó ưu tiên áp dụng hình thức công khai trên môi trường điện tử.
Trình tự, thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức không giữ chức vụ quản lý ra sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định 90/2020/NĐ-CP có nêu rõ trình tự, thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức không giữ chức vụ quản lý như sau:
Bước 1: Viên chức tự đánh giá, xếp loại chất lượng
Viên chức làm báo cáo tự đánh giá kết quả công tác theo nhiệm vụ được giao theo mẫu số 03 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 90/2020/NĐ-CP
Bước 2: Nhận xét, đánh giá viên chức
Tổ chức cuộc họp tại đơn vị nơi viên chức công tác để nhận xét, đánh giá đối với viên chức.
Thành phần tham dự cuộc họp bao gồm toàn thể viên chức của đơn vị hoặc toàn thể viên chức của đơn vị cấu thành nơi viên chức công tác trong trường hợp đơn vị có đơn vị cấu thành.
Viên chức trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc họp, các thành viên tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến, các ý kiến phải được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp.
Bước 3: Xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức
Cấp có thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng căn cứ ý kiến tại cuộc họp nhận xét, đánh giá quy định tại điểm b khoản này quyết định nội dung đánh giá và mức xếp loại chất lượng đối với viên chức.
Bước 4: Cấp có thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức thông báo bằng văn bản cho viên chức và thông báo công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi viên chức công tác về kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức; quyết định hình thức công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi viên chức công tác, trong đó ưu tiêu áp dụng hình thức công khai trên môi trường điện tử.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 225-QĐ/TW về giải mật thông tin công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng ra sao?
- Người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không phải khai tổng hợp trong những trường hợp nào?
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?