Hướng dẫn cách viết hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống mới nhất năm 2024 như thế nào? Thời điểm lập hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống là khi nào?

Hướng dẫn cách viết hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống mới nhất năm 2024 như thế nào? Thời điểm lập hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống là khi nào?

Nội dung cần phải có trong hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống là gì?

Theo Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về những nội dung mà cần phải có trong hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống như sau:

(1) Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn.

(2) Tên liên hóa đơn áp dụng đối với hóa đơn do cơ quan thuế đặt in thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

(3) Số hóa đơn.

(4) Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán.

(5) Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua.

(6) Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng.

(7) Chữ ký của người bán, chữ ký của người mua.

(8) Thời điểm lập hóa đơn

Lưu ý: Thời điểm lập hóa đơn thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP và được hiển thị theo định dạng ngày, tháng, năm của năm dương lịch.

(9) Thời điểm ký số trên hóa đơn điện tử.

Lưu ý: Thời điểm ký số trên hóa đơn điện tử là thời điểm người bán, người mua sử dụng chữ ký số để ký trên hóa đơn điện tử được hiển thị theo định dạng ngày, tháng, năm của năm dương lịch. Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có thời điểm ký số trên hóa đơn khác thời điểm lập hóa đơn thì thời điểm khai thuế là thời điểm lập hóa đơn.

(10) Mã của cơ quan thuế.

Lưu ý: Mã của cơ quan thuế đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

(11) Phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước, chiết khấu thương mại, khuyến mại (nếu có).

Lưu ý: Phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước, chiết khấu thương mại, khuyến mại được hướng dẫn tại điểm e khoản 6 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP và các nội dung khác liên quan (nếu có).

(12) Tên, mã số thuế của tổ chức nhận in hóa đơn đối với hóa đơn do cơ quan thuế đặt in.

(13) Chữ viết, chữ số và đồng tiền thể hiện trên hóa đơn.

Trên đây là hướng dẫn cách viết hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống theo quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

Lưu ý: Ngoài các nội dung hướng dẫn từ khoản 1 đến khoản 13 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh có thể tạo thêm thông tin về biểu trưng hay lo-go để thể hiện nhãn hiệu, thương hiệu hay hình ảnh đại diện của người bán. Tùy theo đặc điểm, tính chất giao dịch và yêu cầu quản lý, trên hóa đơn có thể thể hiện thông tin về Hợp đồng mua bán, lệnh vận chuyển, mã khách hàng và các thông tin khác.

Hướng dẫn cách viết hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống mới nhất năm 2024 như thế nào?

Hướng dẫn cách viết hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống mới nhất năm 2024 như thế nào? (Hình từ internet)

Thời điểm lập hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống là khi nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 9 và điểm g khoản 4 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định thời điểm lập hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống cụ thể như sau:

- Thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Lưu ý: Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền (không bao gồm trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ: kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng).

- Đối với cơ sở kinh doanh thương mại bán lẻ, kinh doanh dịch vụ ăn uống theo mô hình hệ thống cửa hàng bán trực tiếp đến người tiêu dùng nhưng việc hạch toán toàn bộ hoạt động kinh doanh được thực hiện tại trụ sở chính (trụ sở chính trực tiếp ký hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ; hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ từng cửa hàng xuất cho khách hàng xuất qua hệ thống máy tính tiền của từng cửa hàng đứng tên trụ sở chính).

Lưu ý: Nếu hệ thống máy tính tiền kết nối với máy tính chưa đáp ứng điều kiện kết nối chuyển dữ liệu với cơ quan thuế, từng giao dịch bán hàng hóa, cung cấp đồ ăn uống có in Phiếu tính tiền cho khách hàng, dữ liệu Phiếu tính tiền có lưu trên hệ thống và khách hàng không có nhu cầu nhận hóa đơn điện tử thì cuối ngày cơ sở kinh doanh căn cứ thông tin từ Phiếu tính tiền để tổng hợp lập hóa đơn điện tử cho các giao dịch bán hàng hóa, cung cấp đồ ăn uống trong ngày, trường hợp khách hàng yêu cầu lập hóa đơn điện tử thì cơ sở kinh doanh lập hóa đơn điện tử giao cho khách hàng.

Hóa đơn dịch vụ ăn uống có cần phải ghi chi tiết từng món ăn và thuế suất liên quan không?

Căn cứ khoản 6 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về nội dung ghi trên hóa đơn như sau:

Nội dung của hóa đơn
...
6. Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng.
a) Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ
- Tên hàng hóa, dịch vụ: Trên hóa đơn phải thể hiện tên hàng hóa, dịch vụ bằng tiếng Việt. Trường hợp bán hàng hóa có nhiều chủng loại khác nhau thì tên hàng hóa thể hiện chi tiết đến từng chủng loại (ví dụ: điện thoại Samsung, điện thoại Nokia...)
...

Như vậy, không bắt buộc phải nêu chi tiết từng món ăn nếu không liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế (thuế suất thuế TTĐB, GTGT,...).

Về thuế suất thuế giá trị gia tăng thì có quy định phải có nội dung về "thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng".

Nên theo đó có thể hiểu phải ghi chi tiết những món ăn hoặc sản phẩm có thuế suất thuế GTGT hay thuế TTĐB vì cần ghi chi tiết mức thuế suất trên hóa đơn.

Hóa đơn điện tử Tải về trọn bộ các văn bản Hóa đơn điện tử hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu tờ khai đăng ký dừng kết nối với Cổng thông tin hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử mới nhất là mẫu nào?
Pháp luật
Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử đã gửi cơ quan thuế có sai sót thì phải xử lý như thế nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp có được ủy nhiệm cho bên thứ ba lập hóa đơn điện tử bằng văn bản thỏa thuận ủy nhiệm không?
Pháp luật
Doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế có phải trả tiền dịch vụ sử dụng hóa đơn điện tử không?
Pháp luật
Nguyên tắc sử dụng hóa đơn điện tử khi người bán có sử dụng máy tính tiền được quy định như thế nào?
Pháp luật
Hướng dẫn đăng ký sử dụng, thông báo phát hành hóa đơn điện tử mới nhất năm 2024 như thế nào?
Pháp luật
Hóa đơn điện tử là hóa đơn có mã hay không có mã của cơ quan thuế? Hóa đơn điện tử được định dạng như thế nào?
Pháp luật
Một số rủi ro pháp lý khi thanh toán hóa đơn trên 20 triệu bằng tiền mặt là gì theo quy định hiện hành?
Pháp luật
Đã lập hóa đơn điện tử thay thế cho hóa đơn cũ nhưng lại có sai sót thì việc điều chỉnh thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Ghi tên hàng hóa trên hóa đơn như thế nào trong trường hợp hàng hóa phải đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hóa đơn điện tử
411 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hóa đơn điện tử
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào