Hướng dẫn cách ghi mẫu bảng kê mua hàng theo Thông tư 200 và Thông tư 133 dành cho doanh nghiệp?
- Mẫu bảng kê mua hàng theo Thông tư 200 dành cho doanh nghiệp được quy định như thế nào?
- Cách ghi bảng kê mua hàng theo Thông tư 200 dành cho doanh nghiệp được hướng dẫn thế nào?
- Mẫu bảng kê mua hàng theo Thông tư 133 dành cho doanh nghiệp được quy định như thế nào?
- Ghi bảng kê mua hàng theo Thông tư 133 dành cho doanh nghiệp như thế nào cho chính xác?
Mẫu bảng kê mua hàng theo Thông tư 200 dành cho doanh nghiệp được quy định như thế nào?
Mẫu bảng kê mua hàng mới nhất dành cho doanh nghiệp được quy định tại Mẫu số 06 – VT Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
Tải Mẫu bảng kê mua hàng mới nhất dành cho doanh nghiệp tại đây.
Lưu ý: Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thực hiện kế toán theo Chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng có thể được vận dụng quy định của Thông tư 200/2014/TT-BTC để kế toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của mình.
Hướng dẫn cách ghi mẫu bảng kê mua hàng theo Thông tư 200 và Thông tư 133 dành cho doanh nghiệp?
Cách ghi bảng kê mua hàng theo Thông tư 200 dành cho doanh nghiệp được hướng dẫn thế nào?
Căn cứ Mẫu số 06 – VT Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC có nội dung về Hướng dẫn cách ghi bảng kê mua hàng theo Thông tư 200 dành cho doanh nghiệp như sau
- Góc bên trái của Bảng kê mua hàng ghi rõ tên đơn vị (hoặc đóng dấu đơn vị), bộ phận sử dụng Bảng kê mua hàng. Bảng kê mua hàng phải đóng thành quyển và ghi số từng quyển dùng trong 1 năm. Mỗi quyển “Bảng kê mua hàng” phải được ghi số liên tục từ đầu quyển đến cuối quyển.
- Ghi rõ họ tên, địa chỉ hoặc nơi làm việc của người trực tiếp mua hàng.
- Cột A, B, C, D: Ghi số thứ tự, tên, quy cách, phẩm chất, địa chỉ mua hàng và đơn vị tính của từng thứ vật tư, công cụ, dụng cụ, hàng hoá.
- Cột 1: Ghi số lượng của mỗi loại vật tư, công cụ, dụng cụ, hàng hoá đã mua.
- Cột 2: Ghi đơn giá mua của từng thứ vật tư, công cụ, dụng cụ, hàng hoá đã mua.
- Cột 3: Ghi số tiền của từng thứ vật tư, công cụ, dụng cụ, hàng hoá đã mua (Cột 3 = Cột 1 x Cột 2).
- Dòng cộng ghi tổng số tiền đã mua các loại vật tư, công cụ, hàng hóa ghi trong Bảng.
- Các cột B, C, 1, 2, 3 nếu còn thừa thì được gạch 1 đường chéo từ trên xuống.
- Bảng kê mua hàng do người mua lập 2 liên (đặt giấy than viết 1 lần).
- Sau khi lập xong, người mua ký và chuyển cho kế toán trưởng soát xét, ký vào Bảng kê mua hàng. Người đi mua phải chuyển “Bảng kê mua hàng” cho giám đốc hoặc người được uỷ quyền duyệt và làm thủ tục nhập kho (nếu có) hoặc giao hàng cho người quản lý sử dụng.
- Liên 1 lưu, liên 2 chuyển cho kế toán làm thủ tục thanh toán và ghi sổ.
Mẫu bảng kê mua hàng theo Thông tư 133 dành cho doanh nghiệp được quy định như thế nào?
Mẫu bảng kê mua hàng mới nhất dành cho doanh nghiệp được quy định tại Mẫu số 06 – VT ban hành kèm theo Thông tư 133/2016/TT-BTC
Tải Mẫu bảng kê mua hàng mới nhất dành cho doanh nghiệp tại đây.
Ghi bảng kê mua hàng theo Thông tư 133 dành cho doanh nghiệp như thế nào cho chính xác?
Căn cứ Mẫu số 06 – VT ban hành kèm theo Thông tư 133/2016/TT-BTC có nội dung về Hướng dẫn cách ghi bảng kê mua hàng theo Thông tư 133 dành cho doanh nghiệp như sau:
- Góc bên trái của Bảng kê mua hàng ghi rõ tên đơn vị (hoặc đóng dấu đơn vị), bộ phận sử dụng Bảng kê mua hàng. Bảng kê mua hàng phải đóng thành quyển và ghi số từng quyển dùng trong 1 năm. Mỗi quyển “Bảng kê mua hàng” phải được ghi số liên tục từ đầu quyển đến cuối quyển.
- Ghi rõ họ tên, địa chỉ hoặc nơi làm việc của người trực tiếp mua hàng.
- Cột A, B, C, D: Ghi số thứ tự, tên, quy cách, phẩm chất, địa chỉ mua hàng và đơn vị tính của từng thứ vật tư, công cụ, dụng cụ, hàng hóa.
- Cột 1: Ghi số lượng của mỗi loại vật tư, công cụ, dụng cụ, hàng hóa đã mua.
- Cột 2: Ghi đơn giá mua của từng thứ vật tư, công cụ, dụng cụ, hàng hóa đã mua.
- Cột 3: Ghi số tiền của từng thứ vật tư, công cụ, dụng cụ, hàng hóa đã mua (Cột 3 = Cột 1 x Cột 2).
Dòng cộng ghi tổng số tiền đã mua các loại vật tư, công cụ, hàng hóa ghi trong Bảng.
- Các cột B, C, 1, 2, 3 nếu còn thừa thì được gạch 1 đường chéo từ trên xuống.
- Bảng kê mua hàng do người mua lập 2 liên (đặt giấy than viết 1 lần).
- Sau khi lập xong, người mua ký và chuyển cho kế toán trưởng soát xét, ký vào Bảng kê mua hàng. Người đi mua phải chuyển “Bảng kê mua hàng” cho giám đốc hoặc người được ủy quyền duyệt và làm thủ tục nhập kho (nếu có) hoặc giao hàng cho người quản lý sử dụng.
- Liên 1 lưu, liên 2 chuyển cho kế toán làm thủ tục thanh toán và ghi sổ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cần làm gì khi nghi người khác lấy cắp đồ mà không được khám xét người? Ai có thẩm quyền khám xét người?
- Mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình trọn gói mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Luật sư thực hiện tư vấn pháp luật có bắt buộc phải ký hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng văn bản không?
- Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm có phải tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm không?
- Thanh lý rừng trồng là gì? 02 hình thức thanh lý? Chi phí thanh lý rừng trồng được lập dự toán trong phương án thanh lý rừng trồng đúng không?