Hướng dẫn cách cài đặt camera EZVIZ trên điện thoại đơn giản, chi tiết và nhanh chóng nhất 2024?
Hướng dẫn cách cài đặt camera EZVIZ trên điện thoại đơn giản, chi tiết và nhanh chóng nhất 2024?
Dưới đây là hướng dẫn cách cài đặt camera EZVIZ trên điện thoại đơn giản, chi tiết và nhanh chóng nhất 2024:
Bước 1: Tải ứng dụng EZVIZ về điện thoại
Bước 2: Tạo tài khoản người dùng trên ứng dụng
Tại đây bạn đăng ký tạo tài khoản, sau đó điền các thông tin được yêu cầu. Trong trường hợp bạn đã có tài khoản trước đó, thì chỉ cần bấm đăng nhập.
Trong trường hợp bạn chọn đăng ký qua email, sau khi điền đầy đủ thông tin, bạn bấm “Gửi mã qua Email”, một email sẽ gửi về hộp thư, sau đó bạn nhập mã xác thực vào và chọn kế tiếp.
Nếu bạn đăng ký qua số điện thoại, sẽ có mã xác nhận gửi về số điện thoại của bạn.
Bước 3: Kết nối camera EZVIZ vào điện thoại
Sau khi tạo tài khoản thành công, bạn bấm chọn "Thêm thiết bị" , sau đó chọn "Quét mã QR".
Bạn có thể xem mã QR bên dưới đáy của chiếc camera.
Bước 4: Kết nối camera với mạng wifi
Trong trường hợp camera hỗ trợ kết nối wifi, thông tin wifi sẽ hiện ra, bạn bấm kết nối & nhập mật khẩu wifi.
Sau khi kết nối thành công, bạn có thể xem camera qua ứng dụng.
Ngoài ra, có thể cài đặt camera EZVIZ trên nhiều điện thoại như sau:
Bước 1: Bạn truy cập app EZVIZ, bấm vào biểu tượng cá nhân bên trái. Sau đó chọn "Gia đình & Khách".
Bước 2: Bấm thêm tài khoản EZVIZ (số điện thoại hoặc email) của người cần chia sẻ. Lúc này, người được chia sẻ sẽ nhận được lời mời & bấm chấp nhận là hoàn thành.
Hướng dẫn cách cài đặt camera EZVIZ trên điện thoại đơn giản, chi tiết và nhanh chóng nhất 2024? (Hình từ internet)
Lắp camera quay lén người khác có vi phạm pháp luật không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình
1. Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
2. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.
3. Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.
Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định.
4. Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Theo đó, căn cứ theo quy định nêu trên thì đời sống tiêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Do đó, hành vi quay lén người khác là hành vi vi phạm pháp luật theo quy định.
Lắp camera quay lén người khác bị phạt như thế nào?
(1) Xử phạt hành chính:
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 84 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định việc thu thập thông tin cá nhân cá nhân khi chưa được sự đồng ý của người đó thì có thể bị phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng theo quy định.
Lưu ý: mức phạt trên là mức phạt với tổ chức, mức phạt với cá nhân bằng 1/2 so với tổ chức theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP.
Đồng thời còn còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc hủy bỏ thông tin cá nhân do thực hiện hành vi vi phạm.
(2) Xử lý hình sự:
Tùy vào hành vi, mức độ cũng như mục đích của việc lắp camera quay lén người khác, người vi phạm có thể đối mặt với các hình phạt sau đây:
- Người phạm tội có thể bị phạt tù về Tội làm nhục người khác được quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm e khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017.
Tùy vào hành vi vi phạm mà có thể bị xử lý theo các khung hình phạt dưới đây:
Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
- Người phạm tội có thể bị phạt tù về Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy tại Điều 326 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi khoản 124 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 nếu quay lén người khác nhằm phổ biến hình ảnh, video quay lén có nội dung nhạy cảm.
Trong trường hợp này, người phạm tội có thể đối mặt với các khung hình phạt như sau:
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy
1. Người nào làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có nội dung khiêu dâm, đồi trụy hoặc hành vi khác truyền bá vật phẩm đồi trụy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dữ liệu được số hóa có dung lượng từ 01 gigabyte (GB) đến dưới 05 gigabyte (GB);
b) Ảnh có số lượng từ 100 ảnh đến dưới 200 ảnh;
c) Sách in, báo in hoặc vật phẩm khác có số lượng từ 50 đơn vị đến dưới 100 đơn vị;
d) Phổ biến cho từ 10 người đến 20 người;
đ) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dữ liệu được số hóa có dung lượng từ 05 gigabyte (GB) đến dưới 10 gigabyte (GB);
c) Ảnh có số lượng từ 200 ảnh đến dưới 500 ảnh;
d) Sách in, báo in hoặc vật phẩm khác có số lượng từ 100 đơn vị đến dưới 200 đơn vị;
đ) Phổ biến cho từ 21 người đến 100 người;
e) Phổ biến cho người dưới 18 tuổi;
g) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử để phạm tội;
h) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Dữ liệu được số hóa có dung lượng 10 gigabyte (GB) trở lên;
b) Ảnh có số lượng 500 ảnh trở lên;
c) Sách in, báo in hoặc vật phẩm khác có số lượng 200 đơn vị trở lên;
d) Phổ biến cho 101 người trở lên
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?