Hướng dẫn 02 hình thức kiểm tra hoạt động đấu thầu theo quy định mới nhất tại Nghị định 24/2024/NĐ-CP ra sao?
Hướng dẫn 02 hình thức kiểm tra hoạt động đấu thầu theo quy định mới nhất tại Nghị định 24/2024/NĐ-CP ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 118 Nghị định 24/2024/NĐ-CP có hướng dẫn 02 hình thức kiểm tra hoạt động đấu thầu. Cụ thể:
(1) Kiểm tra định kỳ
- Kiểm tra định kỳ được thực hiện theo kế hoạch thường xuyên hằng năm được người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền kiểm tra phê duyệt;
- Căn cứ tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu của từng năm, đơn vị chủ trì kiểm tra lập kế hoạch kiểm tra định kỳ cho năm kế tiếp, trình người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền kiểm tra phê duyệt. Kế hoạch kiểm tra định kỳ bao gồm các nội dung sau đây: danh sách các đơn vị được kiểm tra; dự án, dự toán mua sắm sẽ tiến hành kiểm tra; thời gian thực hiện kiểm tra; phạm vi và nội dung kiểm tra; đơn vị phối hợp kiểm tra (nếu có);
- Trường hợp cần điều chỉnh kế hoạch kiểm tra định kỳ đã phê duyệt, đơn vị chủ trì kiểm tra lập kế hoạch điều chỉnh, trình người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền kiểm tra phê duyệt;
- Kế hoạch kiểm tra định kỳ và kế hoạch điều chỉnh (nếu có) được phê duyệt là cơ sở để người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền kiểm tra phê duyệt quyết định kiểm tra và tổ chức triển khai thực hiện kiểm tra;
- Kế hoạch kiểm tra định kỳ và kế hoạch điều chỉnh (nếu có) được gửi đến đơn vị được kiểm tra trong thời hạn tối đa là 10 ngày kể từ ngày được phê duyệt nhưng phải đảm bảo đơn vị được kiểm tra nhận được tối thiểu là 15 ngày trước ngày tiến hành kiểm tra.
(2) Kiểm tra đột xuất
- Kiểm tra đột xuất do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền kiểm tra quyết định;
- Kiểm tra đột xuất được thực hiện đối với từng trường hợp theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền kiểm tra.
Hướng dẫn 02 hình thức kiểm tra hoạt động đấu thầu theo quy định mới nhất tại Nghị định 24/2024/NĐ-CP ra sao?
Chủ thể nào có trách nhiệm kiểm tra hoạt động đấu thầu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 114 Nghị định 24/2024/NĐ-CP có quy định trách nhiệm hoạt động đấu thầu.
Trách nhiệm Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì tổ chức kiểm tra hoạt động đấu thầu tại các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, địa phương theo kế hoạch định kỳ do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt;
- Chủ trì tổ chức kiểm tra hoạt động đấu thầu theo quy định tại khoản 2 Điều 114 Nghị định 24/2024/NĐ-CP;
- Cơ quan, đơn vị có chức năng, nhiệm vụ quản lý về hoạt động đấu thầu thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư giúp Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện kiểm tra hoạt động đấu thầu theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 114 Nghị định 24/2024/NĐ-CP.
Trách nhiệm Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương
Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương chủ trì tổ chức kiểm tra hoạt động đấu thầu đối với các dự án do Thủ trưởng cơ quan ở trung ương quyết định đầu tư và các đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình.
Trách nhiệm Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Chủ trì tổ chức kiểm tra hoạt động đấu thầu của các đơn vị thuộc phạm vi quản lý và các dự án do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đầu tư;
- Sở Kế hoạch và Đầu tư giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện kiểm tra hoạt động đấu thầu theo quy định tại điểm a khoản này.
Trách nhiệm người có thẩm quyền của doanh nghiệp nhà nước tổ chức kiểm tra hoạt động đấu thầu
Người có thẩm quyền của doanh nghiệp nhà nước tổ chức kiểm tra hoạt động đấu thầu đối với các dự án đầu tư do mình quyết định đầu tư, dự án đầu tư của doanh nghiệp do doanh nghiệp mình nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Các cá nhân tổ chức thuộc đơn vị bị kiểm tra hoạt động đấu thầu có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ theo Điều 116 Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức thuộc đơn vị bị kiểm tra như sau:
- Phối hợp và tạo điều kiện cho đoàn kiểm tra trong quá trình kiểm tra;
- Báo cáo trung thực, cung cấp thông tin, tài liệu kịp thời, đầy đủ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung đã cung cấp;
- Giải trình về các nội dung tại dự thảo báo cáo kiểm tra (nếu có);
- Thực hiện kết luận kiểm tra của cơ quan kiểm tra;
- Gửi báo cáo phản hồi về tình hình thực hiện kết luận kiểm tra đến cơ quan kiểm tra theo quy định tại khoản 4 Điều 121 của Nghị định 24/2024/NĐ-CP.
Ngoài ra, đối với những cá nhân, tổ chức có liên quan đến việc kiểm tra hoạt động đấu thầu có trách nhiệm như sau:
- Báo cáo trung thực, cung cấp thông tin, tài liệu kịp thời, đầy đủ khi đoàn kiểm tra có yêu cầu và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung đã cung cấp;
- Giải trình về các nội dung tại dự thảo báo cáo kiểm tra (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?