Hợp đồng cung cấp dịch vụ internet với người dùng sẽ bắt buộc có những nội dung theo luật định trong tương lai?
Hợp đồng cung cấp dịch vụ internet có phải là hợp đồng theo mẫu hay không?
Theo khoản 5 Điều 3 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 thì hợp đồng theo mẫu là hợp đồng do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ soạn thảo để giao dịch với người tiêu dùng.
Ngoài ra, theo Quyết định 02/2012/QĐ-TTg (được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 35/2015/QĐ-TTg) thì có 11 loại hợp đồng sau đây được xem là loại hợp đồng theo mẫu, cụ thể:
- Cung cấp điện sinh hoạt
- Cung cấp nước sinh hoạt
- Truyền hình trả tiền
- Dịch vụ điện thoại cố định mặt đất
- Dịch vụ thông tin di động mặt đất (hình thức thanh toán: trả sau)
- Dịch vụ thông tin di động mặt đất (hình thức thanh toán: trả trước).
- Dịch vụ truy nhập internet
- Vận chuyển hành khách đường hàng không
- Vận chuyển hành khách đường sắt
- Mua bán căn hộ chung cư, các dịch vụ sinh hoạt do đơn vị quản lý khu chung cư cung cấp
Trong đó, hợp đồng dịch vụ truy nhập internent có thể được hiểu là hợp đồng cung cấp dịch vụ internet theo ngôn ngữ đời thường.
Hợp đồng cung cấp dịch vụ internet với người dùng sẽ bắt buộc có những nội dung theo luật định trong tương lai?
Sắp tới, các nội dung cơ bản dự kiến bắt buộc phải có trong hợp đồng theo mẫu bao gồm những nội dung gì?
Theo khoản 4 Điều 22 Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì các hợp đồng theo mẫu, cụ thể:
"Điều 22. Hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, điều kiện giao dịch chung
...
4. Hợp đồng theo mẫu phải được lập thành văn bản và phải có các nội dung cơ bản sau:
a) Thông tin của các bên trong hợp đồng bao gồm: tên, địa chỉ liên hệ, số điện thoại liên hệ, phương thức liên hệ của các bên;
b) Thông tin về sản phẩm, dịch vụ được cung cấp theo hợp đồng;
c) Số lượng, chất lượng, giá đầy đủ của sản phẩm, dịch vụ được cung cấp (bao gồm các thành phần cấu thành nên giá cuối cùng của sản phẩm, dịch vụ (nếu có));
d) Phương thức, thời hạn thanh toán;
đ) Thời gian, địa điểm, phương thức cung cấp sản phẩm, dịch vụ;
e) Quyền và nghĩa vụ của các bên, đảm bảo tuân thủ các quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;
g) Trách nhiệm bảo mật thông tin cá nhân của người tiêu dùng;
h) Các trường hợp chấm dứt hợp đồng và trách nhiệm phát sinh kèm theo;
i) Trường hợp bất khả kháng theo quy định pháp luật;
k) Phương thức giải quyết tranh chấp;
l) Thời điểm giao kết hợp đồng, thời hạn của hợp đồng;
m) Các nội dung khác phải có trong hợp đồng theo quy định tại Luật này và pháp luật có liên quan."
Như vậy, hợp đồng cung cấp dịch vụ interent trong tương lai sẽ bắt buộc có 12 nội dung cơ bản trên mới được coi là hợp đòng theo mẫu.
Việc thực hiện hợp đồng theo mẫu trong Dự thảo có gì khác so với quy định hiện hành?
Căn cứ Điều 25 Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định như sau:
"Điều 25. Thực hiện hợp đồng theo mẫu
1. Trước khi giao kết hợp đồng theo mẫu, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải dành thời gian hợp lý để người tiêu dùng nghiên cứu hợp đồng.
2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh phải lưu giữ hợp đồng theo mẫu đã giao kết cho đến khi hợp đồng hết hiệu lực. Trường hợp hợp đồng do người tiêu dùng giữ bị mất hoặc hư hỏng thì trong vòng 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được yêu cầu từ người tiêu dùng, tổ chức, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm cấp bản sao hợp đồng.
3. Hợp đồng theo mẫu phải được công bố công khai để người tiêu dùng biết hoặc phải biết về những nội dung của hợp đồng."
Căn cứ Điều 17 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 quy định như sau:
"Điều 17. Thực hiện hợp đồng theo mẫu
1. Khi giao kết hợp đồng theo mẫu, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải dành thời gian hợp lý để người tiêu dùng nghiên cứu hợp đồng.
2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải lưu giữ hợp đồng theo mẫu đã giao kết cho đến khi hợp đồng hết hiệu lực. Trường hợp hợp đồng do người tiêu dùng giữ bị mất hoặc hư hỏng thì tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có trách nhiệm cấp cho người tiêu dùng bản sao hợp đồng."
Sự khác nhau giữa hai quy định trên là việc sử dụng câu từ cụ thể hơn so với quy định hiện hành. Ví dụ trong khoản 1 Điều 17 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 chỉ dùng từ "Khi", trong khi đó Dự thảo dùng từ "Trước khi...". Ngoài ra, việc thay thế cụm từ "tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ" thành ""tổ chức, cá nhân kinh doanh" nhằm giúp mở rộng thêm sự bao quát của đối tượng được điều chỉnh. Cuối cùng, trong trường hợp hợp đồng do người tiêu dùng giữ bị mất hoặc hư hỏng thì không còn quy định 07 ngày để cấp lại bản sao hợp đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hoạt động xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào? Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung nào?
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?