Hội Nhà báo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có tư cách pháp nhân không? Đại hội Hội Nhà báo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhiệm vụ ra sao?
Hội Nhà báo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có tư cách pháp nhân không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Điều lệ Hội Nhà báo Việt Nam Kèm theo Quyết định 375/QĐ-TTg năm 2023 quy định như sau:
Tổ chức, hoạt động
1. Hội Nhà báo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, Điều lệ Hội Nhà báo Việt Nam, có tư cách pháp nhân, có con dấu và được mở tài khoản tại ngân hàng và kho bạc Nhà nước.
Theo như quy định trên, Hội Nhà báo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có tư cách pháp nhân.
Đồng thời, Hội Nhà báo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có con dấu và được mở tài khoản tại ngân hàng và kho bạc Nhà nước.
Hội Nhà báo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có tư cách pháp nhân không? Đại hội Hội Nhà báo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhiệm vụ ra sao?
Đại hội đại biểu Hội Nhà báo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được triệu tập định kỳ bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 22 Điều lệ Hội Nhà báo Việt Nam Kèm theo Quyết định 375/QĐ-TTg năm 2023 quy định như sau:
Tổ chức, hoạt động
....
4. Đại hội đại biểu hoặc Đại hội toàn thể Hội Nhà báo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Ban Chấp hành Hội Nhà báo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triệu tập 05 năm một lần. Khi tổ chức Đại hội hoặc Đại hội bất thường phải được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền ở địa phương và của Ban Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam. Các quyết định, nghị quyết Đại hội được thông qua khi có quá nửa số đại biểu có mặt tại Đại hội biểu quyết tán thành.
Theo như quy định trên, Đại hội đại biểu Hội Nhà báo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Ban Chấp hành Hội Nhà báo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triệu tập 05 năm một lần.
Bên cạnh đó, khi tổ chức Đại hội hoặc Đại hội bất thường phải được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền ở địa phương và của Ban Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam.
Đại hội Hội Nhà báo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhiệm vụ ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Điều lệ Hội Nhà báo Việt Nam Kèm theo Quyết định 375/QĐ-TTg năm 2023 quy định như sau:
Tổ chức, hoạt động
....
4. Đại hội đại biểu hoặc Đại hội toàn thể Hội Nhà báo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Ban Chấp hành Hội Nhà báo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triệu tập 05 năm một lần. Khi tổ chức Đại hội hoặc Đại hội bất thường phải được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền ở địa phương và của Ban Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam. Các quyết định, nghị quyết Đại hội được thông qua khi có quá nửa số đại biểu có mặt tại Đại hội biểu quyết tán thành.
5. Đại hội có nhiệm vụ:
a) Thảo luận các văn kiện do Ban Chấp hành Hội Nhà báo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương soạn thảo trình Đại hội của Hội Nhà báo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; thảo luận các văn kiện do Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam soạn thảo trình đại hội đại biểu toàn quốc (nếu có);
b) Thông qua báo cáo tổng kết hoạt động nhiệm kỳ qua, xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ nhiệm kỳ tới, báo cáo của Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra;
c) Bầu Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra, đại biểu dự Đại hội đại biểu toàn quốc. Người trúng cử phải có số phiếu bầu quá nửa hợp lệ trên tổng số đại biểu tham gia bầu cử;
d) Thông qua nghị quyết Đại hội.
6. Đại hội biểu quyết bằng hình thức bỏ phiếu kín hoặc bằng thẻ hội viên. Việc quy định hình thức biểu quyết do Đại hội quyết định.
Việc bầu Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra, đại biểu dự Đại hội đại biểu toàn quốc, lấy phiếu về ứng viên để đưa vào danh sách bầu cử thì Đại hội thực hiện biểu quyết bằng hình thức bỏ phiếu kín.
7. Việc miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc bổ sung Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Ban Chấp hành; Trưởng ban, Phó Trưởng ban, Ủy viên Ban Kiểm tra Hội Nhà báo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các chức danh chủ chốt phải được sự chấp thuận của cơ quan thẩm quyền của địa phương theo quy định, thực hiện thông qua bỏ phiếu kín tại hội nghị Ban Chấp hành. Hội Nhà báo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo Hội Nhà báo Việt Nam trước và sau khi bầu Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Trưởng ban Kiểm tra, Phó trưởng ban Kiểm tra và Ủy viên Ban Kiểm tra.
Người được miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc trúng cử khi đủ số phiếu bầu quá nửa hợp lệ trên tổng số Ủy viên Ban Chấp hành tham gia bầu cử. Số Ủy viên Ban Chấp hành được bầu bổ sung thay thế trong nhiệm kỳ không quá 20% số Ủy viên Ban Chấp hành đã được Đại hội quyết định.
8. Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà báo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong nhiệm kỳ là đại biểu đương nhiên của Đại hội Hội Nhà báo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Theo như quy định trên, Đại hội Hội Nhà báo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhiệm vụ như sau:
- Thảo luận các văn kiện do Ban Chấp hành Hội Nhà báo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương soạn thảo trình Đại hội của Hội Nhà báo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Thảo luận các văn kiện do Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam đồng thời soạn thảo trình đại hội đại biểu toàn quốc.
- Thông qua báo cáo tổng kết hoạt động nhiệm kỳ qua, xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ nhiệm kỳ tới, báo cáo của Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra;
- Bầu Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra, đại biểu dự Đại hội đại biểu toàn quốc.
- Thông qua nghị quyết Đại hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?
- Quy định 22 về đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?