Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xem xét kiến nghị, đề nghị trong tố tụng dân sự theo trình tự như thế nào?
- Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xem xét kiến nghị, đề nghị theo trình tự như thế nào?
- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có phải tham dự phiên họp xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không?
- Quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải được phải được bao nhiêu thành viên của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tán thành?
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xem xét kiến nghị, đề nghị theo trình tự như thế nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 359 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xem xét kiến nghị, đề nghị theo trình tự như sau:
Bước 1: Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tự mình hoặc phân công một thành viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao trình bày tóm tắt nội dung vụ án và quá trình giải quyết vụ án;
Bước 2: Đại diện Ủy ban tư pháp của Quốc hội, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có kiến nghị, đề nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao trình bày về nội dung kiến nghị, đề nghị.
Căn cứ của việc kiến nghị, đề nghị; phân tích, đánh giá các tình tiết của vụ án, chứng cứ cũ và chứng cứ mới bổ sung (nếu có) để làm rõ việc vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hoặc những tình tiết quan trọng mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Bước 3: Trường hợp xem xét kiến nghị của Ủy ban tư pháp của Quốc hội hoặc xem xét đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phát biểu quan điểm và lý do nhất trí hoặc không nhất trí với kiến nghị, đề nghị đó.
Ý kiến phát biểu của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải thể hiện bằng văn bản, có chữ ký của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và phải được gửi cho Tòa án nhân dân tối cao trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc phiên họp;
Bước 4: Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thảo luận và biểu quyết theo đa số về việc nhất trí hoặc không nhất trí với kiến nghị, đề nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
*Trường hợp nhất trí với kiến nghị của Ủy ban tư pháp của Quốc hội, kiến nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thì Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:
- Quyết định về việc mở phiên họp để xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
- Đồng thời giao cho Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tổ chức nghiên cứu hồ sơ, báo cáo Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định tại phiên họp xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
*Trường hợp không nhất trí kiến nghị, đề nghị thì Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho cá nhân, cơ quan đã kiến nghị, đề nghị.
Lưu ý: Mọi diễn biến tại phiên họp xem xét kiến nghị, đề nghị và các quyết định được thông qua tại phiên họp phải được ghi vào biên bản phiên họp và lưu hồ sơ xem xét kiến nghị, đề nghị;
Bước 5: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc phiên họp xem xét kiến nghị, đề nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao gửi cho:
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban tư pháp của Quốc hội văn bản thông báo về việc Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao nhất trí hoặc không nhất trí với kiến nghị, đề nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xem xét kiến nghị, đề nghị theo trình tự như thế nào? (Hình từ Internet)
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có phải tham dự phiên họp xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không?
Căn cứ tại khoản 6 Điều 359 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định như sau:
Thủ tục xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
...
6. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải tham dự phiên họp xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và phát biểu quan điểm về việc có hay không có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc tình tiết quan trọng mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và quan điểm về việc giải quyết vụ án.
Ý kiến phát biểu của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải thể hiện bằng văn bản, có chữ ký của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và phải được gửi cho Tòa án nhân dân tối cao trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc phiên họp.
...
Như vậy theo quy định trên Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải tham dự phiên họp xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải được phải được bao nhiêu thành viên của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tán thành?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 360 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định như sau:
Thẩm quyền xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
1. Sau khi nghe Chánh án Tòa án nhân dân tối cao báo cáo, nghe ý kiến của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan được mời tham dự (nếu có) và khi xét thấy quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có tình tiết quan trọng mới làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có tình tiết quan trọng mới làm thay đổi cơ bản nội dung bản án, quyết định thì tùy từng trường hợp, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quyết định như sau:
a) Hủy quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và quyết định về nội dung vụ án;
b) Hủy quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Tòa án nhân dân tối cao có quyết định vi phạm pháp luật nghiêm trọng bị hủy do lỗi vô ý hoặc cố ý và gây thiệt hại cho đương sự hoặc xác định trách nhiệm bồi hoàn giá trị tài sản theo quy định của pháp luật;
c) Hủy quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để giao hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp dưới giải quyết theo quy định của pháp luật.
2. Quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải được ít nhất ba phần tư tổng số thành viên của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao biểu quyết tán thành.
Như vậy theo quy định trên Quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải được ít nhất ba phần tư tổng số thành viên của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao biểu quyết tán thành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?