Học viên lớp đào tạo nghiệp vụ thi hành án dân sự và nghề thừa phát lại cần phải học bao nhiêu tín chỉ?

Cho tôi hỏi: Học viên lớp đào tạo nghiệp vụ thi hành án dân sự và nghề thừa phát lại cần phải học bao nhiêu tín chỉ? - Anh Cường (Bến Tre)

Khung đào tạo nghiệp vụ thi hành án dân sự và nghề thừa phát lại có bao nhiêu tín chỉ?

Căn cứ theo Quyết định 2521/QĐ-BTP năm 2022 của Bộ Tư pháp về việc ban hành Chương trình khung đào tạo nghiệp vụ thi hành án dân sự và nghề thừa phát lại (Sau đây gọi tắt là "Chương trình").

Theo đó, Chương trình được đào tạo theo hình thức tín chỉ với tổng cộng 27 tín chỉ trong vòng 09 tháng. Cụ thể tại tiểu mục 9.1 Mục 9 Chương trình ban hành kèm theo Quyết định 2521/QĐ-BTP năm 2022 như sau:

(1) Học phần bắt buộc: 25 tín chỉ

- Những vấn đề chung về nghề và đạo đức nghề nghiệp (02 tín chỉ);

- Kỹ năng cơ bản (19 tín chỉ):

(2) Học phần tự chọn: 02 tín chỉ

Như vậy, khi tham gia Chương trình đào tạo, học viên sẽ phải hoàn thành 27 tín chỉ với các nội dung học tập nêu trên. Trong đó, 01 tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết hoặc 30 tiết thực hành, thảo luận hoặc 45 tiết thực tập, làm tiểu luận, viết báo cáo.

Học viên lớp đào tạo nghiệp vụ thi hành án dân sự và nghề thừa phát lại cần phải học bao nhiêu tín chỉ?Học viên lớp đào tạo nghiệp vụ thi hành án dân sự và nghề thừa phát lại cần phải học bao nhiêu tín chỉ? (Hình từ Internet)

Phương pháp giảng dạy tại lớp đào tạo nghiệp vụ thi hành án dân sự và nghề thừa phát lại ra sao?

Theo nội dung tại Mục 6 Chương trình ban hành kèm theo Quyết định 2521/QĐ-BTP năm 2022, các phương pháp giảng dạy bao gồm:

- Phương pháp thuyết trình mở được áp dụng trong bài giảng lý thuyết kỹ năng;

- Phương pháp giảng dạy theo tình huống, hồ sơ thực tế;

- Phương pháp đóng vai, làm việc nhóm;

- Phương pháp giảng dạy trải nghiệm;

- Phương pháp giảng dạy hiện đại khác.

Như vậy, chương trình đào tạo đào tạo chung nghiệp vụ thi hành án dân sự và nghề thừa phát lại sẽ áp dụng các biện pháp giảng dạy nêu trên.

Học viên lớp đào tạo nghiệp vụ thi hành án dân sự và nghề thừa phát lại cần phải học những nội dung gì?

Nội dung chương trình học cụ thể được quy định tại tiểu mục 9.2 Mục 9 Chương trình ban hành kèm theo Quyết định 2521/QĐ-BTP năm 2022.

Cụ thể như sau:

Tên bài học

Số tín chỉ

Số giờ tín chỉ - Lý thuyết

Số giờ tín chỉ - Thảo luận, thực hành

Số giờ tín chỉ - Thực tập

1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGHỀ VÀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP

02

20

20


Bài 1: Hệ thống tổ chức thi hành án dân sự và nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên





Bài 2: Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của Chấp hành viên





Bài 3: Tổng quan chung về nghề Thừa phát lại





Bài 4: Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của Thừa phát lại





Bài 5: Mối quan hệ của cơ quan thi hành án dân sự, Văn phòng Thừa phát lại và Chấp hành viên, Thừa phát lại với cá nhân, tổ chức hữu quan





Bài 6: Khiếu nại, tố cáo trong hoạt động thi hành án dân sự và hoạt động của Thừa phát lại





Bài 7: Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động thi hành án dân sự





2. KỸ NĂNG CƠ BẢN





2.1. Kỹ năng chung

02

25

10


Bài 1: Phương pháp suy luận luật học





Bài 2: Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình





Bài 3: Kỹ năng tra cứu, viện dẫn, sử dụng nguồn pháp luật





Bài 4: Kỹ năng điều hành cuộc họp





Bài 5: Kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hành nghề của Chấp hành viên, Thừa phát lại





2.2. Kỹ năng tống đạt, thông báo và xác minh điều kiện thi hành án

03

25

40


Bài 1: Những vấn đề chung về tống đạt và xác minh điều kiện thi hành án





Bài 2: Kỹ năng tống đạt văn bản của Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân





Bài 3: Kỹ năng tống đạt văn bản của cơ quan thi hành án dân sự và thông báo về thi hành án





Bài 4: Kỹ năng tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu có liên quan đến tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài





Bài 5: Kỹ năng xác minh điều kiện thi hành án





2.3. Kỹ năng chung về thi hành án dân sự

04

35

50


Bài 1: Quy trình thi hành án dân sự





Bài 2: Kỹ năng nhận bản án, quyết định, tiếp nhận yêu cầu thi hành án và ra quyết định thi hành án





Bài 3: Kỹ năng thuyết phục tự nguyện thi hành án và ghi nhận sự thỏa thuận của đương sự





Bài 4: Kỹ năng ủy thác thi hành án và ủy thác xử lý tài sản





Bài 5: Kỹ năng xác định việc chưa có điều kiện thi hành án, hoãn thi hành án, tạm đình chỉ, đình chỉ và chấm dứt việc thi hành án





Bài 6: Kỹ năng chuyển giao quyền và nghĩa vụ thi hành án





Bài 7: Kỹ năng thanh toán tiền, trả tài sản thi hành án





Bài 8: Kỹ năng thu phí thi hành án dân sự





Bài 9: Kỹ năng soạn thảo các văn bản trong thi hành án dân sự





Bài 10: Kỹ năng lập hồ sơ đề nghị xét miễn giảm nghĩa vụ thi hành án, thống kê thi hành án và kết thúc việc thi hành án





2.4. Kỹ năng áp dụng biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án

05

40

70


Bài 1: Kỹ năng áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án





Bài 2: Kỹ năng chung về cưỡng chế thi hành án





Bài 3: Kỹ năng cưỡng chế khấu trừ tiền trong tài khoản, thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá và trừ vào thu nhập của người phải thi hành án





Bài 4: Kỹ năng cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ





Bài 5: Kỹ năng cưỡng chế khai thác tài sản của người phải thi hành án và buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không thực hiện công việc nhất định





Bài 6: Kỹ năng cưỡng chế buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ





2.5. Kỹ năng lập vi bằng

05

45

60


Bài 1: Những vấn đề chung về vi bằng và lập vi bằng





Bài 2: Kỹ năng lập vi bằng ghi nhận hiện trạng tài sản





Bài 3: Kỹ năng lập vi bằng ghi nhận việc giao nhận tài sản, giấy tờ





Bài 4: Kỹ năng lập vi bằng ghi nhận nội dung trên internet và các thiết bị điện tử





Bài 5: Kỹ năng lập vi bằng ghi nhận sự kiện lấy mẫu về tình trạng ô nhiễm môi trường và bày bán hàng giả, hàng kém chất lượng





Bài 6: Kỹ năng lập vi bằng ghi nhận sự kiện cuộc họp, buổi làm việc





Bài 7: Kỹ năng lập vi bằng ghi nhận việc thu giữ tài sản





Bài 8: Kỹ năng lập vi bằng ghi nhận việc thực hiện hoặc không thực hiện một hành vi cụ thể





Bài 9: Kỹ năng lập vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi khác





3. KIẾN TẬP VÀ THỰC TẬP

04

180

Kiến tập





Thực tập tại cơ quan thi hành án dân sự





Thực tập tại Văn phòng Thừa phát lại





Thực tập tại chỗ





II. HỌC PHẦN TỰ CHỌN

(Học viên chọn 01 trong số 03 học phần tự chọn)





Kỹ năng tổ chức thi hành một số vụ việc cụ thể

02

20

20


Kỹ năng của Thừa phát lại trong việc tạo lập, củng cố chứng cứ

02

20

20


Kỹ năng của Thừa phát lại trong việc tiếp xúc, trao đổi, đàm phán, ký kết hợp đồng dịch vụ với người yêu cầu

02

15

30

Thừa phát lại
Thi hành án dân sự TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thời gian làm công tác pháp luật của công chức thi hành án dân sự được xác định như thế nào? Tài liệu nào xác định thời gian làm công tác pháp luật?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị miễn nhiệm thừa phát lại Mẫu TP-TPL-09-sđ mới nhất ra sao? Cách điền đơn đề nghị miễn nhiệm chuẩn nhất là gì?
Pháp luật
Tổng hợp biểu mẫu về nghề Thừa phát lại năm 2024 được sửa đổi bổ sung tại Thông tư 03 mới nhất ra sao?
Pháp luật
Giấy đăng ký tham gia khóa đào tạo, khóa bồi dưỡng nghề thừa phát lại mới nhất 2024 là mẫu nào?
Pháp luật
Chưa xác định được phần QSH tài sản của người phải thi hành án trong khối tài sản chung thì chấp hành viên phải làm gì?
Pháp luật
Người phải thi hành án hay người được thi hành án phải chịu chi phí thông báo về cưỡng chế thi hành án dân sự?
Pháp luật
Có thể ủy quyền cho người khác yêu cầu thi hành án dân sự bằng những hình thức nào theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị bổ nhiệm Thừa phát lại mới nhất 2024 ra sao? Thủ tục bổ nhiệm Thừa phát lại như thế nào?
Pháp luật
Ngày truyền thống Thi hành án dân sự là ngày bao nhiêu hàng năm? Việc tổ chức kỷ niệm như thế nào?
Pháp luật
Có được phép kê biên tài sản để bảo đảm thi hành án dân sự đối với tài sản đang có tranh chấp không liên quan đến quyền sở hữu hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thừa phát lại
Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
1,287 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thừa phát lại Thi hành án dân sự
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào