Học liệu số trong dạy học, giáo dục là gì? Nguyên tắc chung ứng dụng công nghệ thông tin tập huấn qua mạng cho giáo viên ra sao?
Học liệu số trong dạy học, giáo dục học sinh là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 21/2017/TT-BGDĐT quy định học liệu số trong dạy học, giáo dục học sinh như sau:
Học liệu số (hay học liệu điện tử) là tập hợp các phương tiện điện tử phục vụ dạy và học, bao gồm: Giáo trình điện tử, sách giáo khoa điện tử, tài liệu tham khảo điện tử, bài kiểm tra đánh giá điện tử, bản trình chiếu, bảng dữ liệu, các tệp âm thanh, hình ảnh, video, bài giảng điện tử, phần mềm dạy học, thí nghiệm mô phỏng và các học liệu được số hóa khác.
Như vậy, học liệu số có thể bao gồm:
- Giáo trình điện tử
- Sách giáo khoa điện tử,
- Tài liệu tham khảo điện tử,
- Bài kiểm tra đánh giá điện tử, bản trình chiếu, bảng dữ liệu, các tệp âm thanh, hình ảnh, video,
- Bài giảng điện tử, phần mềm dạy học, thí nghiệm mô phỏng
- Và các học liệu được số hóa khác.
Ngoài ra, tại Điều 7 Thông tư 21/2017/TT-BGDĐT quy định như sau:
Học liệu số
1. Học liệu số phải được đơn vị chủ trì tập huấn tổ chức thẩm định theo quy định trước khi tổ chức lớp tập huấn qua mạng.
2. Học liệu số phải tuân thủ các quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ và bản quyền tác giả.
Theo đó, việc sử dụng học liệu số trong ứng dụng tập huấn giáo viên phải đảm bảo:
- Học liệu số phải được đơn vị chủ trì tập huấn tổ chức thẩm định theo quy định trước khi tổ chức lớp tập huấn qua mạng.
- Học liệu số phải tuân thủ các quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ và bản quyền tác giả.
Học liệu số trong dạy học, giáo dục là gì? Nguyên tắc chung ứng dụng công nghệ thông tin tập huấn qua mạng cho giáo viên ra sao? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc chung ứng dụng công nghệ thông tin tập huấn qua mạng cho giáo viên là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 21/2017/TT-BGDĐT quy định nguyên tắc chung ứng dụng công nghệ thông tin tập huấn qua mạng như sau:
- Tổ chức tập huấn qua mạng đảm bảo đúng kế hoạch và đủ nội dung đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Đảm bảo thiết thực, tiết kiệm, chất lượng và hiệu quả. Người học dễ dàng truy cập hệ thống quản lý học tập qua mạng, có thể tham gia học mọi lúc, mọi nơi trong thời gian diễn ra tập huấn.
- Hệ thống thông tin tổ chức tập huấn qua mạng bao gồm phần cứng, phần mềm, cơ sở dữ liệu, học liệu và hạ tầng kết nối mạng Internet phục vụ công tác tập huấn qua mạng phải đảm bảo các quy định pháp luật có liên quan về ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước và các quy định về đảm bảo an toàn, an ninh thông tin.
Hệ thống quản lý học tập qua mạng bao gồm các chức năng nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 21/2017/TT-BGDĐT quy định như sau:
Hệ thống quản lý học tập qua mạng
1. Hệ thống quản lý học tập qua mạng bao gồm các chức năng sau đây:
a) Quản lý các khóa học, cho phép tổ chức lưu trữ và phân phối các nội dung học tập tới người học;
b) Cho phép người học truy cập vào các nội dung học tập qua mạng như đã đăng ký và có thể tự học tập, tự đánh giá và nắm bắt được tiến trình, kết quả học tập của bản thân;
c) Cho phép đơn vị chủ trì tập huấn quản lý điểm, tiến trình học tập, kết quả học tập của người học và các hoạt động của người dạy trên môi trường mạng;
d) Cung cấp diễn đàn trao đổi và các công cụ hỗ trợ khác để người học có thể trao đổi với người dạy hoặc ban tổ chức lớp học về các vấn đề liên quan đến học qua mạng;
đ) Quản lý được các yêu cầu thông tin khác của đơn vị chủ trì tập huấn.
2. Đơn vị chủ trì tập huấn có thể tích hợp hệ thống quản lý học tập với hệ thống quản lý nội dung học tập sao cho phù hợp với nội dung triển khai.
3. Hệ thống quản lý học tập qua mạng phải tuân thủ các quy định về quản lý, cung cấp và sử dụng thông tin trên mạng và các yêu cầu bảo đảm an toàn và an ninh thông tin trên mạng theo quy định hiện hành.
4. Đơn vị chủ trì tập huấn có thể lựa chọn đầu tư mới hoặc thuê dịch vụ sử dụng hệ thống quản lý học tập qua mạng trên cơ sở đảm bảo hiệu quả đầu tư và các quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều này.
Theo đó, hệ thống quản lý học tập qua mạng bao gồm các chức năng:
- Quản lý các khóa học, cho phép tổ chức lưu trữ và phân phối các nội dung học tập tới người học;
- Cho phép người học truy cập vào các nội dung học tập qua mạng như đã đăng ký và có thể tự học tập, tự đánh giá và nắm bắt được tiến trình, kết quả học tập của bản thân;
- Cho phép đơn vị chủ trì tập huấn quản lý điểm, tiến trình học tập, kết quả học tập của người học và các hoạt động của người dạy trên môi trường mạng;
- Cung cấp diễn đàn trao đổi và các công cụ hỗ trợ khác để người học có thể trao đổi với người dạy hoặc ban tổ chức lớp học về các vấn đề liên quan đến học qua mạng;
- Quản lý được các yêu cầu thông tin khác của đơn vị chủ trì tập huấn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biện pháp chống bán phá giá sẽ được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu khi hàng hóa đáp ứng những điều kiện nào?
- Mẫu thỏa thuận liên danh thuộc hồ sơ mời thầu mua thuốc qua mạng theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ?
- Được gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không? Hồ sơ yêu cầu gia hạn Giấy chứng nhận gồm những gì?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng cuối năm dành cho tập thể giáo viên? Tải mẫu tại đâu?
- Đã lấy bằng lái xe ở nước ngoài thì khi về Việt Nam có phải thi để cấp lại hay không? Thủ tục như thế nào?