Hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu có những tài liệu gì?
Hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu có những tài liệu gì?
Xem chi tiết: Tổng hợp mẫu kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu theo Thông tư 06/2024/TT-BKHĐT
Căn cứ Điều 127 Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu phải có những tài liệu sau:
- Tờ trình đề nghị phê duyệt kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu;
- Dự thảo kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu;
- Các tài liệu là căn cứ lập kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu;
- Tài liệu khác có liên quan.
Như vậy, khi trình thẩm định, phê duyệt kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu, chủ đầu tư phải nộp các tài liệu như: Tờ trình đề nghị phê duyệt kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu, dự thảo kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu và các tài liệu liên quan đến kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu.
Hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu có những tài liệu gì? (Hình từ Internet)
Kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu có nội dung gồm những gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 36 Luật Đấu thầu 2023 quy định nội dung của kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu bao gồm:
Kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu cho dự án
...
3. Kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Xem xét bối cảnh thực hiện dự án đối với công tác đấu thầu;
b) Đánh giá năng lực, nguồn lực và kinh nghiệm của chủ đầu tư đối với việc thực hiện các hoạt động đấu thầu của dự án;
c) Phân tích thị trường và xác định rủi ro trong đấu thầu;
d) Mục tiêu cụ thể của hoạt động đấu thầu;
đ) Đề xuất kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu cho dự án bao gồm: phân chia dự án thành các gói thầu; hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu; loại hợp đồng, nguyên tắc phân chia và quản lý rủi ro; tiến độ thực hiện các công việc chính, gói thầu; nội dung khác cần lưu ý trong soạn thảo hồ sơ mời thầu, quản lý thực hiện hợp đồng.
Bên cạnh đó, Điều 15 Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định chi tiết nội dung kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu cho dự án gồm có:
- Phân tích bối cảnh thực hiện dự án
- Đánh giá năng lực, nguồn lực và kinh nghiệm thực hiện của chủ đầu tư
- Phân tích, tham vấn thị trường
- Xác định, quản lý rủi ro trong đấu thầu
- Xác định mục tiêu cụ thể trong hoạt động đấu thầu
- Quản lý công tác lựa chọn nhà thầu.
Theo đó, chủ đầu tư phải xác định rõ các nội dung này trong lập kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu cho dự án.
Việc lập, trình, thẩm định và phê duyệt kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu cho dự án được quy định thế nào?
Theo quy định Điều 14 Nghị định 24/2024/NĐ-CP nêu rõ việc lập, trình, thẩm định và phê duyệt kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu cho dự án như sau:
- Căn cứ quy mô, tính chất công tác đấu thầu của dự án, chủ đầu tư (trường hợp đã được xác định) có thể trình người có thẩm quyền xem xét chủ trương lập kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu cho dự án.
Trường hợp chưa xác định được chủ đầu tư, cơ quan được giao chuẩn bị dự án có thể trình người có thẩm quyền xem xét chủ trương lập kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu cho dự án.
- Trường hợp người có thẩm quyền đồng ý chủ trương lập kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu, chủ đầu tư hoặc cơ quan được giao chuẩn bị dự án trong trường hợp chưa xác định được chủ đầu tư (sau đây gọi là chủ đầu tư) tổ chức lập kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu căn cứ các tài liệu sau:
+ Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án;
+ Quyết định phê duyệt dự án (nếu có);
+ Điều ước quốc tế, thỏa thuận vay đối với dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài (nếu có);
+ Kế hoạch bố trí vốn thực hiện dự án hoặc nguồn vốn thực hiện dự án (nếu có);
+ Văn bản pháp lý có liên quan (nếu có).
Kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu bao gồm các nội dung quy định tại Điều 15 Nghị định 24/2024/NĐ-CP.
Chủ đầu tư được thuê tư vấn để lập kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu cho dự án trong trường hợp nhân sự của chủ đầu tư không đủ năng lực để thực hiện.
- Chủ đầu tư có trách nhiệm trình kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu để người có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại Điều 126 Nghị định 24/2024/NĐ-CP thẩm định kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu.
- Căn cứ đề nghị phê duyệt kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu, báo cáo thẩm định, người có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu sau khi quyết định phê duyệt dự án làm cơ sở cho chủ đầu tư tổ chức lập, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
Nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải phù hợp với kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu; trường hợp các nội dung của kế hoạch lựa chọn nhà thầu khác với kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu thì chủ đầu tư báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định mà không phải trình, phê duyệt lại kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu.
- Chủ đầu tư chịu trách nhiệm đăng tải kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày văn bản được ban hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí cho hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể lấy từ đâu?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của giáo viên mần non cuối năm mới nhất?
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?
- Khi nào được quyền sa thải lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định?
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?