Hồ sơ trình phê duyệt kế hoạch sử dụng đất đối với thành phố trực thuộc trung ương từ 1/8/2024 bao gồm những gì?
- Hồ sơ trình phê duyệt kế hoạch sử dụng đất đối với thành phố trực thuộc trung ương từ 1/8/2024 bao gồm những gì?
- Nội dung kế hoạch sử dụng đất của thành phố trực thuộc trung ương không phải lập quy hoạch cấp tỉnh bao gồm những gì?
- Thủ tục thẩm định, phê duyệt kế hoạch sử dụng đất 05 năm của thành phố trực thuộc trung ương ra sao?
Hồ sơ trình phê duyệt kế hoạch sử dụng đất đối với thành phố trực thuộc trung ương từ 1/8/2024 bao gồm những gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 19 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định hồ sơ trình phê duyệt kế hoạch sử dụng đất đối với thành phố trực thuộc trung ương, bao gồm:
(1) Tờ trình của Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương;
(2) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương;
(3) Báo cáo thuyết minh về kế hoạch sử dụng đất;
(4) Hệ thống sơ đồ và dữ liệu kèm theo (dạng giấy hoặc dạng số);
(5) Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến Hội đồng thẩm định;
(6) Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch sử dụng đất của thành phố trực thuộc trung ương.
Hồ sơ trình phê duyệt kế hoạch sử dụng đất đối với thành phố trực thuộc trung ương từ 1/8/2024 bao gồm những gì? (Hình ảnh Internet)
Nội dung kế hoạch sử dụng đất của thành phố trực thuộc trung ương không phải lập quy hoạch cấp tỉnh bao gồm những gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 19 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định nội dung kế hoạch sử dụng đất của thành phố trực thuộc trung ương đối với trường hợp không phải lập quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh bao gồm:
Nội dung kế hoạch sử dụng đất của thành phố trực thuộc trung ương đối với trường hợp không phải lập quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh quy định tại khoản 5 Điều 65 Luật Đất đai 2024, bao gồm:
(1) Phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất, biến động sử dụng đất 05 năm trước, kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất thành phố trực thuộc trung ương kỳ trước theo các loại đất quy định tại Điều 9 Luật Đất đai 2024 và các điều 4, 5 và 6 Nghị định 102/2024/NĐ-CP;
(2) Phân tích mục tiêu, chỉ tiêu về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, phát triển kết cấu hạ tầng trong thời kỳ kế hoạch; căn cứ quy hoạch chung của thành phố trực thuộc trung ương đã được phê duyệt theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị, kế hoạch đầu tư công trung hạn, khả năng thu hút nguồn vốn đầu tư để xác định chỉ tiêu sử dụng đất trong thời kỳ kế hoạch;
(3) Xác định các chỉ tiêu sử dụng đất trong thời kỳ kế hoạch sử dụng đất 05 năm của thành phố trực thuộc trung ương đối với loại đất quy định tại Điều 9 Luật Đất đai 2024 và các Điều 4, 5 và 6 Nghị định 102/2024/NĐ-CP đến từng đơn vị hành chính cấp huyện;
(4) Xác định diện tích cần chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại khoản 1 Điều 121 Luật Đất đai 2024 thực hiện trong thời kỳ kế hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp huyện;
(5) Xác định diện tích khu vực lấn biển trong thời kỳ kế hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp huyện;
(6) Xác định diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng trong thời kỳ kế hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp huyện;
(7) Xây dựng bản đồ chuyên đề: đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên;
(8) Xây dựng báo cáo thuyết minh kế hoạch sử dụng đất của thành phố trực thuộc trung ương;
(9) Bộ sản phẩm kế hoạch sử dụng đất 05 năm của thành phố trực thuộc trung ương gồm: báo cáo thuyết minh, dữ liệu kế hoạch sử dụng đất 05 năm.
Thủ tục thẩm định, phê duyệt kế hoạch sử dụng đất 05 năm của thành phố trực thuộc trung ương ra sao?
Căn cứ khoản 3 Điều 19 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt kế hoạch sử dụng đất 05 năm của thành phố trực thuộc trung ương như sau:
- Bước 1: Thành lập Hội đồng thẩm định:
Cơ quan có chức năng quản lý đất đai thuộc thành phố trực thuộc trung ương trình Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương thành lập Hội đồng thẩm định kế hoạch sử dụng đất 05 năm của thành phố trực thuộc trung ương;
- Bước 2: Gửi hồ sơ lấy ý kiến:
Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định thành lập Hội đồng, cơ quan có chức năng quản lý đất đai thuộc thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm gửi hồ sơ kế hoạch sử dụng đất đến các thành viên của Hội đồng thẩm định kế hoạch sử dụng đất của thành phố trực thuộc trung ương để lấy ý kiến;
- Bước 3: Gửi ý kiến góp ý:
Trong thời hạn không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, các thành viên Hội đồng thẩm định kế hoạch sử dụng đất của thành phố trực thuộc trung ương gửi ý kiến góp ý bằng văn bản đến cơ quan có chức năng quản lý đất đai thuộc thành phố trực thuộc trung ương;
- Bước 4: Tổ chức họp thẩm định kế hoạch sử dụng đất:
Trong thời hạn không quá 10 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn lấy ý kiến góp ý, cơ quan có chức năng quản lý đất đai thuộc thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương tổ chức họp Hội đồng thẩm định kế hoạch sử dụng đất của thành phố trực thuộc trung ương;
- Bước 5: Hoàn chỉnh hồ sơ và trình phê duyệt:
Trong thời hạn không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo kết quả thẩm định kế hoạch sử dụng đất, cơ quan có chức năng quản lý đất đai thuộc thành phố trực thuộc trung ương hoàn chỉnh hồ sơ kế hoạch sử dụng đất báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương để trình Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương thông qua trước khi Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề án giải thể đơn vị hành chính cấp huyện có lấy ý kiến của Nhân dân hay không? 06 Nguyên tắc sắp xếp đơn vị hành chính?
- Thư ký Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập do ai bổ nhiệm? Tiêu chuẩn bổ nhiệm Thư ký?
- Quy định về cam kết bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 như thế nào? Bên nhận bảo lãnh có quyền và nghĩa vụ ra sao?
- Tải về mẫu biên bản họp Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần về việc thông qua hợp đồng hợp nhất để thành lập công ty mới?
- Mẫu phiếu đề nghị xử lý kỷ luật áp dụng đối với đoàn viên công đoàn trong tổ chức công đoàn theo Quyết định 684?