Hồ sơ, thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ được sinh ra do mang thai hộ được quy định như thế nào?
Hồ sơ đăng ký khai sinh cho trẻ em được sinh ra do mang thai hộ gồm có những thành phần gì?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 16 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ
1. Người yêu cầu đăng ký khai sinh nộp giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 của Luật Hộ tịch và văn bản xác nhận của cơ sở y tế đã thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cho việc mang thai hộ. Phần khai về cha, mẹ của trẻ được xác định theo cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ.
Theo khoản 1 Điều 16 Luật Hộ tịch 2014 quy định như sau:
Thủ tục đăng ký khai sinh
1. Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật.
Theo như các quy định trên thì hồ sơ đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ sẽ gồm những thành phần, giấy tờ như sau:
- Tờ khai đăng ký khai sinh
- Giấy chứng sinh.
- Văn bản chứng minh việc mang thai hộ
- Văn bản xác nhận của cơ sở y tế đã thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cho việc mà thai hộ.
Lưu ý: đối với tờ khai đăng ký khai sinh thì phần thông tin về cha, mẹ của trẻ em được sinh ra do mang thai hộ sẽ điền thông tin của cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ.
Hồ sơ, thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ được sinh ra do mang thai hộ được quy định như thế nào?
Thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ em được sinh ra do mang thai hộ được thực hiện như thế nào?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 16 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ
...
2. Thủ tục đăng ký khai sinh được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch; nội dung đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
Theo khoản 2 Điều 16 Luật Hồ tịch 2014 quy định như sau:
Thủ tục đăng ký khai sinh
...
2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân.
Công chức tư pháp - hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.
Theo như quy định trên thì sau khi công chức tư pháp - hộ tịch nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký khai sinh cho trẻ em được sinh ra do mang thai hộ thì kiểm tra thông tin khai sinh, nếu thấy đã đầy đủ và phù hợp thì tiến hành ghi nội dung khai sinh vào Sổ hộ tịch. Sau đó, cập nhật thông tin khai sinh vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy số định danh cá nhân cho trẻ.
Người đi đăng ký khai sinh và công chức tư pháp - hộ tịch cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Sau đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã sẽ cấp giấy khai sinh cho trẻ em được sinh ra do mang thai hộ.
Nội dung đăng ký khai sinh của trẻ em được sinh ra do mang thai hộ gồm các thông tin nào?
Căn cứ vào Điều 14 Luật Hộ tịch 2014 quy định như sau:
Nội dung đăng ký khai sinh
1. Nội dung đăng ký khai sinh gồm:
a) Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch;
b) Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú;
c) Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.
2. Việc xác định quốc tịch, dân tộc, họ của người được khai sinh được thực hiện theo quy định của pháp luật về quốc tịch Việt Nam và pháp luật dân sự.
3. Nội dung đăng ký khai sinh quy định tại khoản 1 Điều này là thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân, được ghi vào Sổ hộ tịch, Giấy khai sinh, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Hồ sơ, giấy tờ của cá nhân liên quan đến thông tin khai sinh phải phù hợp với nội dung đăng ký khai sinh của người đó.
Chính phủ quy định việc cấp số định danh cá nhân cho người được đăng ký khai sinh.
Như vậy, nội dung đăng ký khai sinh của trẻ em được sinh ra do mang thai hộ sẽ gồm có những nội dung như sau:
- Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch;
- Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú;
- Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 25 tháng 1 là ngày gì? Ngày 25 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 25 tháng 1 dương lịch được nghỉ tết chưa?
- Tải về mẫu giấy chứng nhận bồi dưỡng đảng viên mới theo Hướng dẫn 05? Cách ghi giấy chứng nhận bồi dưỡng đảng viên?
- Quy trình cơ bản trong công tác nghiệm thu dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin? Tài liệu sau khi nghiệm thu phải được lưu trữ đúng không?
- Nội dung thi cụ thể Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc gồm những gì? Có mấy phần thi?
- Chính sách việc làm công được thực hiện qua đâu? Thứ tự ưu tiên đối tượng tham gia chính sách việc làm công thế nào?