Hồ sơ giao nhận máu phải được lưu giữ và kiểm soát như thế nào? Việc giao, nhận máu và chế phẩm máu được thực hiện khi đáp ứng các điều kiện nào?

Tôi muốn hỏi hồ sơ giao nhận máu phải được lưu giữ và kiểm soát như thế nào? - câu hỏi của anh Hạ (Thái Nguyên)

Việc giao, nhận máu và chế phẩm máu được thực hiện khi đáp ứng các điều kiện nào?

Căn cứ theo Điều 39 Thông tư 26/2013/TT-BYT quy định điều kiện giao, nhận máu và chế phẩm máu giữa cơ sở cung cấp máu với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh với nhau như sau:

- Cơ sở y tế được cơ quan có thẩm quyền cho phép thực hiện việc cung cấp máu cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác;

- Có hợp đồng hợp pháp cung cấp máu giữa cơ sở cung cấp và cơ sở nhận máu, chế phẩm máu;

- Có phiếu dự trù, cung cấp máu và chế phẩm máu theo quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm Thông tư 26/2013/TT-BYT

- Trường hợp không có hợp đồng cung cấp máu: phiếu dự trù phải có xác nhận của đại diện lãnh đạo hoặc người được ủy quyền của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó;

- Có các nhân viên y tế thực hiện việc giao và nhận máu;

- Có phương tiện bảo quản, vận chuyển máu và chế phẩm máu phù hợp;

- Hồ sơ giao nhận máu phải được lưu giữ và kiểm soát theo quy định tại Điều 61 Thông tư 26/2013/TT-BYT

Hồ sơ giao nhận máu phải được lưu giữ và kiểm soát như thế nào? Việc giao, nhận máu và chế phẩm máu được thực hiện khi đáp ứng các điều kiện nào?

Hồ sơ giao nhận máu phải được lưu giữ và kiểm soát như thế nào? Việc giao, nhận máu và chế phẩm máu được thực hiện khi đáp ứng các điều kiện nào? (Hình từ Internet)

Hồ sơ giao nhận máu phải được lưu giữ và kiểm soát như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 61 Thông tư 26/2013/TT-BYT quy định việc lưu giữ và kiểm soát hồ sơ giao nhận máu như sau:

Lưu giữ hồ sơ tại cơ sở truyền máu:

(1) Tài liệu liên quan đến hoạt động tiếp nhận máu:

- Bảng hỏi tình trạng sức khoẻ người hiến máu theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 26/2013/TT-BYT;

- Hồ sơ sức khoẻ người hiến máu theo quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 26/2013/TT-BYT

(2) Tài liệu liên quan đến hoạt động xét nghiệm, điều chế, bảo quản, cấp phát máu, chế phẩm máu, bao gồm:

- Mã của đơn vị máu, chế phẩm máu;

- Loại, lô, hạn sử dụng, kiểm tra chất lượng sinh phẩm xét nghiệm;

- Kết quả và kết luận xét nghiệm;

- Tài liệu về bảo quản, kiểm tra và tiêu huỷ mẫu bệnh phẩm lưu;

- Tài liệu liên quan đến chế phẩm máu từ mỗi lượt hiến máu;

- Thông tin về tên loại chế phẩm máu, phương thức điều chế, trang thiết bị, dụng cụ sử dụng, mã hiệu, nhóm máu, ngày điều chế, ngày hết hạn sử dụng, tên cơ sở lấy máu, xét nghiệm và điều chế.

Lưu giữ hồ sơ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sử dụng máu:

(1) Tài liệu liên quan đến việc nhận máu từ các cơ sở bên ngoài:

- Phiếu giao nhận máu, chế phẩm máu;

- Phiếu trả máu, chế phẩm máu (nếu có).

(2) Tài liệu liên quan việc nhận máu từ các khoa, phòng trong nội bộ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:

- Phiếu dự trù máu, chế phẩm máu;

- Sổ cấp phát máu, chế phẩm máu.

(3) Tài liệu liên quan đến việc xét nghiệm phát máu bảo đảm hòa hợp miễn dịch truyền máu:

- Loại, lô, hạn sử dụng, kiểm tra chất lượng sinh phẩm xét nghiệm;

- Kết quả định nhóm máu và xét nghiệm hòa hợp miễn dịch;

- Kết quả xét nghiệm sàng lọc và định danh kháng thể bất thường (nếu có).

(4) Tài liệu liên quan đến sử dụng máu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: sổ dự trù, cấp phát máu, chế phẩm máu và phiếu truyền máu;

(5) Tài liệu liên quan đến việc xử lý khi có tai biến liên quan đến truyền máu:

- Tại cơ sở phát máu: báo cáo tai biến liên quan đến truyền máu; biên bản giao nhận đơn vị máu, chế phẩm máu liên quan đến tai biến; kết quả các xét nghiệm điều tra tai biến liên quan đến truyền máu theo quy định tại Khoản 2 Điều 52 Thông tư 26/2013/TT-BYT

- Tại khoa, phòng điều trị sử dụng máu: hồ sơ ghi nhận diễn biến tình trạng người bệnh và xử trí, điều trị đã áp dụng; kết quả xét nghiệm các mẫu máu, nước tiểu trước và sau khi xảy ra tai biến liên quan đến truyền máu.

Lưu ý: Các quy trình làm việc, hồ sơ biểu mẫu ghi chép, hệ thống kiểm soát tài liệu được lưu trữ bao gồm dạng văn bản thông thường và hệ thống tài liệu điện tử.

Hồ sơ giao nhận máu được lưu trữ 10 năm tính từ ngày cập nhật thông tin lần cuối cùng.

Hồ sơ hết hạn lưu trữ được hủy theo quy định hiện hành.

Nguyên tắc cấp phát máu và chế phẩm máu được quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 38 Thông tư 26/2013/TT-BYT quy định nguyên tắc cấp phát máu và chế phẩm máu như sau:

Nguyên tắc cấp phát, sử dụng, thu hồi máu và chế phẩm máu
1. Chỉ được cấp phát đơn vị máu và chế phẩm máu cho người bệnh khi: không phát hiện thấy nguy cơ nhiễm các tác nhân lây truyền bệnh qua đường máu; có đầy đủ kết quả xét nghiệm định nhóm máu hệ ABO, Rh(D); đơn vị máu, chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn quy định tương ứng và không vượt quá thời hạn sử dụng theo quy định đối với từng loại; không có các dấu hiệu bất thường khi kiểm tra hình thức bên ngoài; bảo đảm hòa hợp miễn dịch giữa đơn vị máu, chế phẩm máu và người được truyền máu.
2. Thu hồi, cách ly các đơn vị máu, chế phẩm máu trong:
a) Các trường hợp quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 17 Thông tư này;
b) Các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 41 Thông tư này.
c) Các đơn vị máu toàn phần và các chế phẩm huyết tương, khối tiểu cầu, khối bạch cầu điều chế từ đơn vị máu, thành phần máu khi xét nghiệm kháng thể bất thường theo quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều 14 Thông tư này có kết quả dương tính hoặc nghi ngờ dương tính.
3. Chỉ định sử dụng truyền máu hợp lý trên cơ sở tình trạng bệnh lý của từng người bệnh.
4. Bộ phận phát máu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện xét nghiệm hòa hợp miễn dịch truyền máu và trực tiếp cấp phát máu cho các khoa điều trị lâm sàng thuộc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để thực hiện truyền máu, chế phẩm máu cho người bệnh.

Theo đó, Chỉ được cấp phát đơn vị máu và chế phẩm máu cho người bệnh khi:

- Không phát hiện thấy nguy cơ nhiễm các tác nhân lây truyền bệnh qua đường máu;

- Có đầy đủ kết quả xét nghiệm định nhóm máu hệ ABO, Rh(D);

- Đơn vị máu, chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn quy định tương ứng và không vượt quá thời hạn sử dụng theo quy định đối với từng loại;

- Không có các dấu hiệu bất thường khi kiểm tra hình thức bên ngoài;

- Bảo đảm hòa hợp miễn dịch giữa đơn vị máu, chế phẩm máu và người được truyền máu.

Bộ phận phát máu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện xét nghiệm hòa hợp miễn dịch truyền máu và trực tiếp cấp phát máu cho các khoa điều trị lâm sàng thuộc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để thực hiện truyền máu, chế phẩm máu cho người bệnh.

Chế phẩm máu
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mức giá tối đa của một số đơn vị máu toàn phần và chế phẩm máu kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2023 là bao nhiêu?
Pháp luật
Chế phẩm máu là gì? Khi vận chuyển chế phẩm máu thì nhiệt độ trong khoang vận chuyển phải đảm bảo yêu cầu nào?
Pháp luật
Hồ sơ giao nhận máu phải được lưu giữ và kiểm soát như thế nào? Việc giao, nhận máu và chế phẩm máu được thực hiện khi đáp ứng các điều kiện nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chế phẩm máu
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
1,463 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chế phẩm máu
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào