Hồ sơ cấp giấy phép đối với trường hợp chuyển đổi chương trình, dự án tài chính vi mô khi bỏ sổ hộ khẩu giấy ra sao?
- Thủ tục cấp Giấy phép đối với trường hợp chuyển đổi chương trình, dự án tài chính vi mô gồm mấy bước:
- Cách thức thực hiện thủ tục cấp giấy phép đối với trường hợp chuyển đổi chương trình, dự án tài chính vi mô khi bỏ sổ hộ khẩu giấy như thế nào?
- Hồ sơ cấp giấy phép đối với trường hợp chuyển đổi chương trình, dự án tài chính vi mô khi bỏ sổ hộ khẩu giấy gồm những giấy tờ nào?
Thủ tục cấp Giấy phép đối với trường hợp chuyển đổi chương trình, dự án tài chính vi mô gồm mấy bước:
Căn cứ tại Phần II Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 658/QĐ-NHNN năm 2023 TẢI VỀ quy định các bước cấp Giấy phép đối với trường hợp chuyển đổi chương trình, dự án tài chính vi mô như sau:
- Bước 1: Tổ chức chuyển đổi chương trình, dự án tài chính vi mô lập 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép gửi Ngân hàng Nhà nước.
- Bước 2: Trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép, Ngân hàng Nhà nước có văn bản gửi tổ chức chuyển đổi chương trình, dự án tài chính vi mô xác nhận đã nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp hồ sơ không đầy đủ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu bổ sung, hoàn thiện.
- Bước 3: Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày có văn bản xác nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản gửi lấy ý kiến.
- Bước 4: Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Ngân hàng Nhà nước, các đơn vị được lấy ý kiến có văn bản tham gia ý kiến.
- Bước 5: Trong thời hạn 80 (tám mươi) ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép; chấp thuận danh sách nhân sự dự kiến bầu, bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc (Giám đốc); chấp thuận về mạng lưới hoạt động (trong trường hợp đáp ứng các quy định về mạng lưới hoạt động của tổ chức tải chính vi mô); trường hợp không cấp Giấy phép, Ngân hàng Nhà nước có văn bản nêu rõ lý do.
Hồ sơ cấp giấy phép đối với trường hợp chuyển đổi chương trình, dự án tài chính vi mô khi bỏ sổ hộ khẩu giấy ra sao? (Hình internet)
Cách thức thực hiện thủ tục cấp giấy phép đối với trường hợp chuyển đổi chương trình, dự án tài chính vi mô khi bỏ sổ hộ khẩu giấy như thế nào?
Căn cứ tại Phần II Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 658/QĐ-NHNN năm 2023 quy định cấp Giấy phép đối với trường hợp chuyển đổi chương trình, dự án tài chính vi mô như sau:
- Cách thức thực hiện:
+ Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước
+ Dịch vụ bưu chính.
Hồ sơ cấp giấy phép đối với trường hợp chuyển đổi chương trình, dự án tài chính vi mô khi bỏ sổ hộ khẩu giấy gồm những giấy tờ nào?
Phần II Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 658/QĐ-NHNN năm 2023 quy định hồ sơ cấp giấy phép đối với trường hợp chuyển đổi chương trình, dự án tài chính vi mô gồm:
* Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép theo mẫu tại Phụ lục số 01b ban hành kèm theo Thông tư 03/2018/TT-NHNN do người đại diện hợp pháp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện thực hiện chương trình, dự án tài chính vi mô ký (trong trường hợp chuyển đổi chương trình, dự án tài chính vi mô thành tổ chức tài chính vi mô là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên) hoặc do các thành viên góp vốn ký (trong trường hợp chuyển đổi chương trình, dự án tài chính vi mô thành tổ chức tài chính vi mô là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên);
Trong đó cam kết tổ chức tài chính vi mô hình thành từ việc chuyển đổi kế thừa toàn bộ quyền và nghĩa vụ có liên quan của chương trình, dự án tài chính vi mô được chuyển đổi.
- Hồ sơ, giấy tờ chứng minh việc bàn giao vốn cho tổ chức thực hiện chương trình, dự án tài chính vi mô.
- Cam kết của người đại diện hợp pháp của tổ chức thực hiện chương trình, dự án tài chính vi mô về số vốn của chương trình, dự án tài chính vi mô. Chương trình, dự án tài chính vi mô phải thông báo cho Ngân hàng Nhà nước về biến động làm ảnh hưởng đến giá trị của số vốn này cho đến khi được cấp Giấy phép.
- Văn bản của các thành viên góp vốn cam kết góp vốn cho tổ chức tài chính vi mô đúng tiến độ, mức vốn góp và chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của nguồn vốn góp.
- Phương án kinh doanh dự kiến trong 03 (ba) năm đầu, trong đó tối thiểu phải bao gồm các nội dung sau đây: Phân tích thị trường, chiến lược và kế hoạch kinh doanh, các báo cáo tài chính dự kiến của từng năm (bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, chỉ tiêu an toàn vốn tối thiểu, các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động và thuyết minh khả năng thực hiện các chỉ tiêu tài chính trong từng năm).
- Hồ sơ, tài liệu chứng minh đáp ứng các quy định về mạng lưới hoạt động theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về mạng lưới hoạt động của tổ chức tài chính vi mô trong trường hợp chương trình, dự án tài chính vi mô có hoạt động từ 02 (hai) tỉnh, thành phố trở lên.
- Dự thảo các quy định nội bộ theo quy định tại khoản 2 Điều 93 Luật các tổ chức tín dụng, các quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổ chức tài chính vi mô.
- Danh sách nhân sự dự kiến trong đó mô tả chi tiết trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác đáp ứng được các yêu cầu của từng vị trí, chức danh
- Dự thảo Điều lệ tổ chức tài chính vi mô.
- Hồ sơ của những người dự kiến bầu, bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổ chức tài chính vi mô
Lưu ý: Đối với chương trình, dự án tài chính vi mô chuyển đổi thành tổ chức tài chính vi mô là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ngoài các thành phần hồ sơ nêu trên, phải nộp thêm hồ sơ theo khoản 11 mục 1 Phần II Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 658/QĐ-NHNN năm 2023 quy định.
Đối với chương trình, dự án tài chính vi mô chuyển đổi thành tổ chức tài chính vi mô là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên ngoài các thành phần hồ sơ nêu trên, phải nộp thêm hồ sơ theo khoản 12 mục 1 Phần II Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 658/QĐ-NHNN năm 2023 quy định.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn giải quyết: 80 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức chuyển đổi chương trình, dự án tài chính vi mô.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép.
- Lệ phí: 200.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?
- Nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động trong quan hệ lao động? Quy định về việc xây dựng quan hệ lao động?
- Truyện 18+ là gì? Viết truyện 18+ có bị coi là vi phạm pháp luật? Nếu có thì có bị phạt tù không?