Hiệu trưởng, hiệu phó của các trường công lập các cấp hiện nay là viên chức hay là công chức?
Hiệu trưởng, hiệu phó của các trường công lập là viên chức hay công chức?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Viên chức 2010 quy định khái niệm viên chức như sau:
Viên chức
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019) quy định như sau:
Cán bộ, công chức
...
2. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Đồng thời tại Điều 3 Nghị định 115/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Phân loại viên chức
1. Theo chức trách, nhiệm vụ, viên chức được phân loại như sau:
a) Viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý;
b) Viên chức không giữ chức vụ quản lý là người chỉ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn nghiệp vụ theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập.
....
Theo đó, qua các khái niệm trên có thể thấy hiện nay hiệu trưởng, hiệu phó các trường công lập là viên chức quản lý.
Hiệu trưởng, hiệu phó của các trường công lập các cấp hiện nay là viên chức hay công chức? (Hình từ Internet)
Định mức tiết dạy hiện nay của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng được quy định như thế nào?
Định mức tiết dạy hiện nay của giáo viên phổ thông được căn cứ theo quy định tại Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT và Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT, theo đó định mức tiết dạy được quy định như sau:
Đối với tiểu học
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT và Điều 7 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT được sửa đổi bổ sung bởi khoản 5, khoản 6, khoản 7 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT quy định định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học như sau:
- Hiệu trưởng: Định mức tiết dạy/năm = 2 tiết/tuần x số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.
- Phó hiệu trưởng: Định mức tiết dạy/năm = 4 tiết/tuần x số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.
Đối với trung học cơ sở
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT và Điều 7 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT được sửa đổi bổ sung bởi khoản 5, khoản 6, khoản 7 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT quy định định mức tiết dạy của giáo viên trung học cơ sở như sau:
- Đối với Hiệu trưởng: Định mức tiết dạy/năm = 2 tiết/tuần x số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.
- Phó hiệu trưởng: Định mức tiết dạy/năm = 4 tiết/tuần x số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.
Đối với trung học phổ thông:
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT và Điều 7 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT được sửa đổi bổ sung bởi khoản 5, khoản 6, khoản 7 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT quy định định mức tiết dạy của giáo viên trung học phổ thông như sau:
- Hiệu trưởng: Định mức tiết dạy/năm = 2 tiết/tuần x số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.
- Phó hiệu trưởng: Định mức tiết dạy/năm = 4 tiết/tuần x số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.
Quy trình đánh giá hiệu trưởng cuối năm được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Quy trình ban hành kèm theo Thông tư 14/2018/TT-BGDĐT như sau:
Quy trình đánh giá và xếp loại kết quả đánh giá theo chuẩn hiệu trưởng
1. Quy trình đánh giá
a) Hiệu trưởng tự đánh giá theo chuẩn hiệu trưởng;
b) Nhà trường tổ chức lấy ý kiến giáo viên, nhân viên trong trường đối với hiệu trưởng theo chuẩn hiệu trưởng;
c) Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp thực hiện đánh giá và thông báo kết quả đánh giá hiệu trưởng theo chuẩn hiệu trưởng trên cơ sở kết quả tự đánh giá của hiệu trưởng, ý kiến của giáo viên, nhân viên và thực tiễn thực hiện nhiệm vụ của hiệu trưởng thông qua các minh chứng xác thực, phù hợp.
Theo đó, việc đánh giá Hiệu trưởng cuối năm được thực hiện theo quy trình sau:
- Bước 1: Hiệu trưởng tự đánh giá dựa trên chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông;
- Bước 2: Tổ chức lấy ý kiến giáo viên, nhân viên trong trường đối với hiệu trưởng;
- Bước 3: Cấp trên thực hiện đánh giá và thông báo kết quả đánh giá hiệu trưởng theo chuẩn hiệu trưởng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tết Táo Quân là gì? Tết Táo Quân ngày 23 12 âm lịch đúng không? Ngày 23 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết Âm lịch năm Ất Tỵ chưa?
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?
- Mẫu giấy phép xây dựng điều chỉnh cho công trình không theo tuyến theo Nghị định 175 thay thế Nghị định 15?
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?