Hệ thống tổ chức cơ quan hải quan Việt Nam 2023? Đối tượng nào phải làm thủ tục hải quan và chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan?

Cho hỏi hải quan bao gồm các cơ quan nào? Đối tượng nào phải làm thủ tục hải quan theo quy định mới nhất? Câu hỏi của anh Hiền đến từ Hà Nội.

Hệ thống tổ chức cơ quan hải quan Việt Nam gồm những cơ quan nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Luật Hải quan 2014 quy định như sau về tổ chức hải quan:

Hệ thống tổ chức Hải quan
1. Hệ thống tổ chức của Hải quan Việt Nam gồm có:
a) Tổng cục Hải quan;
b) Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
c) Chi cục Hải quan, Đội Kiểm soát Hải quan và đơn vị tương đương.

Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 36/2015/NĐ-CP Quy định tiêu chí thành lập Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; tổ chức, nhiệm vụ và hoạt động của Hải quan các cấp, cơ cấu tổ chức hải quan được quy định chi tiết như sau:

Cơ cấu tổ chức của Hải quan
1. Tổng cục Hải quan:
a) Văn phòng, Vụ, Cục và các đơn vị sự nghiệp công lập.
b) Các Cục Hải quan.
Thủ tướng Chính phủ quy định cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan.
2. Cục Hải quan:
a) Văn phòng và các Phòng tham mưu giúp việc Cục trưởng Cục Hải quan.
b) Chi cục Hải quan, Đội Kiểm soát Hải quan và đơn vị tương đương.
Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định cụ thể cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan; quyết định thành lập, tổ chức lại Chi cục Hải quan, Đội Kiểm soát Hải quan và đơn vị tương đương.
3. Trường hợp cần thiết, để đáp ứng yêu cầu quản lý, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định thành lập, tổ chức lại các Đội, Tổ nghiệp vụ thuộc Chi cục Hải quan, Đội Kiểm soát Hải quan và đơn vị tương đương theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Như vậy, hệ thống tổ chức cơ quan hải quan sẽ bao gồm các cơ quan phân chia theo quy định nêu trên.

Cơ quan Hải quan Việt Nam được quy định thực hiện những nhiệm vụ gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Luật Hải quan 2014 thì Hải quan Việt Nam có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới;

Đồng thờ có nhiệm vụ tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Tổ chức Hải quan bao gồm các cơ quan nào? Đối tượng nào phải làm thủ tục hải quan theo quy định mới nhất?

Hệ thống tổ chức cơ quan hải quan Việt Nam 2023? Đối tượng nào phải làm thủ tục hải quan và chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan? (Hình từ internet)

Người khai hải quan sẽ bao gồm những ai?

Theo quy định tại khoản 14 Điều 4 Luật Hải quan 2014, người khai hải quan bảo gồm 06 đối tượng sau:

- Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Trường hợp chủ hàng hóa là thương nhân nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam thì phải thực hiện thủ tục hải quan thông qua đại lý làm thủ tục hải quan.

- Chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh hoặc người được chủ phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh ủy quyền.

- Người được chủ hàng hóa ủy quyền trong trường hợp hàng hóa là quà biếu, quà tặng của cá nhân; hành lý gửi trước, gửi sau chuyến đi của người xuất cảnh, nhập cảnh.

- Người thực hiện dịch vụ quá cảnh hàng hóa.

- Đại lý làm thủ tục hải quan.

- Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính quốc tế, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế trừ trường hợp chủ hàng có yêu cầu khác.

Đối tượng nào phải làm thủ tục hải quan và chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan?

Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 08/2015/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP) quy định về đối tượng phải làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan như sau:

Đối tượng phải làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan
1. Đối tượng phải làm thủ tục hải quan:
a) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt, công cụ chuyển nhượng, vàng, kim loại quý, đá quý, sản phẩm văn hóa, di vật, cổ vật, bảo vật, bưu phẩm, bưu kiện xuất khẩu, nhập khẩu; hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh; các vật phẩm khác xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, trong địa bàn hoạt động của cơ quan hải quan;
b) Phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển, đường thủy nội địa, đường sông xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
2. Đối tượng chịu sự kiểm tra hải quan:
a) Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Vật dụng trên phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;
c) Hồ sơ hải quan và các chứng từ liên quan đến đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Đối tượng chịu sự giám sát hải quan:
a) Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Vật dụng trên phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;
c) Hàng hóa, phương tiện vận tải trong địa bàn hoạt động hải quan; hàng hóa là máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu đang lưu giữ tại các cơ sở sản xuất của tổ chức, cá nhân;
d) Hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành được đưa về bảo quản chờ thông quan;
đ) Hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan.

Như vậy, đối tượng phải làm thủ tục hải quan bao gồm:

- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; vật dụng trên phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt, công cụ chuyển nhượng, vàng, kim loại quý, đá quý, văn hóa phẩm, di vật, cổ vật, bảo vật, bưu phẩm, bưu kiện xuất khẩu, nhập khẩu; hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh; các vật phẩm khác xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh trong địa bàn hoạt động của cơ quan hải quan;

- Phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển, đường thủy nội địa, đường sông xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.

Bên cạnh đó, các đối tượng phải làm thử tục hải quan còn phải chịu sự kiểm tra hải quan, chịu sự giám sát hải quan theo quy định.

Thời hạn cơ quan hải quan làm thủ tục hải quan là bao lâu?

Theo quy định tại Điều 23 Luật Hải quan 2014 như sau:

Thời hạn cơ quan hải quan làm thủ tục hải quan
...
5. Thời hạn cơ quan hải quan làm thủ tục hải quan
5.1. Thời hạn hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ hải quan: không quá 02 giờ làm việc kể từ thời điểm cơ quan hải quan tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hải quan.
5.2. Thời hạn hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hóa: không quá 08 giờ làm việc kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hóa cho cơ quan hải quan. Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành về chất lượng, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật có liên quan thì thời hạn hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hóa được tính từ thời điểm nhận được kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định.
Đối với lô hàng có số lượng lớn, nhiều chủng loại hoặc việc kiểm tra phức tạp thì Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan quyết định việc gia hạn thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa, thời gian gia hạn tối đa không quá 02 ngày.

Như vậy, thời hạn cơ quan làm thủ tục hải quan sẽ được thực hiện theo thời hạn hướng dẫn nêu trên.

Hải quan TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN HẢI QUAN
Hệ thống tổ chức Hải quan
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu Bảng câu hỏi đính kèm công văn đề nghị áp dụng chế độ ưu tiên trong lĩnh vực hải quan là mẫu nào? Tổng hợp các điều kiện để áp dụng chế độ ưu tiên trong lĩnh vực hải quan?
Pháp luật
Hướng dẫn thủ tục đóng ghép chung container hàng hóa quá cảnh nhập khẩu với hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa xuất khẩu?
Pháp luật
Hệ thống tổ chức cơ quan hải quan Việt Nam 2023? Đối tượng nào phải làm thủ tục hải quan và chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan?
Pháp luật
Tổng cục Hải quan: Triển khai thực hiện Kế hoạch tự kiểm tra, xử lý văn bản và theo dõi thi hành pháp luật Hải quan năm 2022?
Pháp luật
Kiểm tra viên hải quan chỉ được sử dụng chứng minh hải quan trong trường hợp nào theo quy định hiện nay?
Pháp luật
Biểu tượng hải quan rút gọn có được gắn trên cấp hiệu hải quan sử dụng cho trang phục chống buôn lậu không?
Pháp luật
Cờ hiệu hải quan có hình chữ nhật đúng không? Cờ hiệu hải quan được trang bị trên các phương tiện nào?
Pháp luật
Cơ sở bí mật của lực lượng Hải quan chuyên trách phòng, chống buôn lậu được hưởng chế độ ưu đãi dựa trên những điều kiện như thế nào?
Pháp luật
Ai có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra sau thông quan và yêu cầu người khai hải quan cung cấp chứng từ vận tải?
Pháp luật
Doanh nghiệp được áp dụng chế độ ưu tiên trong hoạt động hải quan thì cần đáp ứng những điều kiện nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hải quan
11,817 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hải quan Hệ thống tổ chức Hải quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào