Hành vi vi phạm về tổ chức tuyển sinh bị phạt bao nhiêu tiền? Xử lý như thế nào đối với hành vi vi phạm hành chính lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp trước 12/12/2022?
Mức xử phạt vi phạm hành chính về tổ chức tuyển sinh từ ngày 12/12/2022 như thế nào?
Căn cứ vào nội dung của Nghị định 88/2022/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.
Theo khoản 1 Điều 10 Nghị định 88/2022/NĐ-CP, khoản 2 Điều 10 Nghị định 88/2022/NĐ-CP, khoản 3 Điều 10 Nghị định 88/2022/NĐ-CP và khoản 4 Điều 10 Nghị định 88/2022/NĐ-CP, mức tiền xử phạt vi phạm về tổ chức tuyển sinh sẽ từ 10.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với từng cá nhân vi phạm. Cụ thể như sau:
Vi phạm quy định về tổ chức tuyển sinh
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thông báo tuyển sinh không đúng hoặc không chính xác thông tin về ngành, nghề, trình độ đào tạo, quy mô tuyển sinh/năm, địa điểm đào tạo được cấp trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài hoặc trong quyết định tự chủ mở ngành, nghề đào tạo, quyết định tự chủ liên kết đào tạo với nước ngoài;
b) Thông báo tuyển sinh đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp, trình độ sơ cấp không đúng thời gian đào tạo trong chương trình đào tạo do người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân, cơ sở giáo dục đại học đào tạo chuyên môn đặc thù, doanh nghiệp quyết định ban hành;
c) Thông báo tuyển sinh không đúng đối tượng tuyển sinh trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp và trình độ sơ cấp theo quy định.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện đúng quy trình tuyển sinh;
b) Thu nhận hồ sơ tuyển sinh, tổ chức thi hoặc xét tuyển khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp hoặc khi chưa thực hiện báo cáo với cơ quan có thẩm quyền về các điều kiện bảo đảm tự chủ quyết định mở ngành, nghề đào tạo theo quy định;
c) Thực hiện tuyển sinh các ngành, nghề đào tạo nhưng không đáp ứng đủ điều kiện tự chủ quyết định mở ngành, nghề đào tạo theo quy định.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không công bố ngưỡng đầu vào đối với ngành, nghề đào tạo trình độ cao đẳng có quy định ngưỡng đầu vào.
4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức thi hoặc xét tuyển người vào học các ngành, nghề đào tạo hoặc chương trình đào tạo của nước ngoài khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài hoặc không báo cáo cơ quan có thẩm quyền về điều kiện bảo đảm tự chủ quyết định liên kết đào tạo với nước ngoài.
Như vậy, tùy thuộc vào hình thức vi phạm mà cá nhân vi phạm sẽ chịu các mức xử phạt vi phạm về tổ chức tuyển sinh khác nhau.
Trong trường hợp tổ chức vi phạm, căn cứ vào điểm c khoản 3 Điều 3 Nghị định 88/2022/NĐ-CP thì trong cùng một hành vi vi phạm hành chính, mức phạt tiền của tổ chức sẽ gấp 02 lần mức phạt đối với cá nhân.
Hành vi vi phạm về tổ chức tuyển sinh bị phạt bao nhiêu tiền? Xử lý như thế nào đối với hành vi vi phạm hành chính lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp trước 12/12/2022? (Hình từ Internet)
Phạt vi phạm tổ chức tuyển sinh trong giáo dục nghề nghiệp có các hình thức phạt bổ sung nào?
Bên cạnh mức phạt tiền nêu trên, khoản 5 Điều 10 Nghị định 88/2022/NĐ-CP còn quy định các hình thức xử phạt bổ sung đối với hành vi vi phạm về tổ chức tuyển sinh như sau:
- Trục xuất người nước ngoài đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này;
Cụ thể: Trục xuất người nước ngoài đối với hành vi tổ chức thi hoặc xét tuyển người vào học các ngành, nghề đào tạo hoặc chương trình đào tạo của nước ngoài khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài hoặc không báo cáo cơ quan có thẩm quyền về điều kiện bảo đảm tự chủ quyết định liên kết đào tạo với nước ngoài.
- Đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp có thời hạn từ 12 tháng đến 18 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.
Cụ thể: Đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp có thời hạn từ 12 tháng đến 18 tháng đối với hành vi thực hiện tuyển sinh các ngành, nghề đào tạo nhưng không đáp ứng đủ điều kiện tự chủ quyết định mở ngành, nghề đào tạo theo quy định.
Khi nào Nghị định 88/2022/NĐ-CP có hiệu lực?
Căn cứ theo quy định tại Điều 43 Nghị định 88/2022/NĐ-CP quy định về hiệu lực thi hành như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 12 tháng 12 năm 2022.
2. Nghị định số 79/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
Như vậy, việc xử phạt vi phạm về tổ chức tuyển sinh sẽ được áp dụng từ ngày 12/12/2022.
Những vi phạm trước khi quy định này có hiệu lực thì xử lý ra sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 44 Nghị định 88/2022/NĐ-CP quy định về điều khoản chuyển tiếp giải thích vấn đề này như sau:
Đối với những hành vi vi phạm như thu nhận hồ sơ tuyển sinh, thông báo tuyển sinh,.. không đúng quy định mà xảy ra trước ngày 12/12/2022 mà chưa bị xử phạt hoặc đang xem xét, giải quyết hoặc bị phát hiện sau ngày 12/12/2022 thì giải quyết như sau:
Xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm về tổ chức tuyển sinh tại Nghị định 88/2022/NĐ-CP trong trường hợp không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc có quy định nhưng với mức trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 225-QĐ/TW về giải mật thông tin công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng ra sao?
- Người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không phải khai tổng hợp trong những trường hợp nào?
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?