Hành khách từ chối soi chiếu an ninh hàng không thì xử lý ra sao? Trường hợp nào được miễn soi chiếu an ninh hàng không?
Hành khách từ chối soi chiếu an ninh hàng không xử lý ra sao?
Soi chiếu an ninh hàng không được hiểu là việc sử dụng trang bị, thiết bị kỹ thuật hoặc biện pháp khác để phát hiện vũ khí, chất nổ hoặc vật phẩm nguy hiểm khác có thể được sử dụng để thực hiện hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng.
Vấn đề kiểm tra, giám sát an ninh đối với hành khách và hành lý xách tay xuất phát được quy định tại khoản 25 Điều 1 Thông tư 41/2020/TT-BGTVT sửa đổi khoản 5 Điều 41 Thông tư 13/2019/TT-BGTVT như sau:
Kiểm tra, giám sát an ninh đối với hành khách và hành lý xách tay xuất phát
...
5. Hành khách, hành lý xách tay phải được kiểm tra an ninh bằng soi chiếu an ninh hàng không trước khi vào khu vực hạn chế 100%, trừ trường hợp được miễn kiểm tra an ninh hàng không theo quy định; hành khách từ chối soi chiếu an ninh hàng không sẽ bị từ chối vận chuyển.
Như vây, an ninh soi chiếu hàng không là thủ tục bắt buộc và hành khách từ chối soi chiếu an ninh hàng không sẽ bị từ chối vận chuyển. Trường hợp được miễn kiểm tra anh ninh hàng không thì không phải tiến hành soi chiếu.
Soi chiếu an ninh hàng không (Hình ảnh từ Internet)
Trường hợp nào được miễn soi chiếu an ninh hàng không?
Các trường hợp được miễn soi chiếu an ninh hàng không quy định tại Điều 33 Thông tư 25/2022/TT-BGTVT như sau:
Miễn kiểm tra an ninh hàng không
1. Miễn kiểm tra an ninh hàng không đối với người, hành lý xách tay của đối tượng được phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang quy định tại Điều 4, Nghị định số 96/2021/NĐ-CP ngày 02/11/2021 của Chính phủ về công tác bảo đảm chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang.
2. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh cảnh vệ - Bộ Công an trong việc kiểm tra danh sách đối tượng được miễn kiểm tra an ninh hàng không.
Như vậy, các trường hợp được miễn soi chiếu an ninh hàng không bao gồm:
+ Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
+ Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
+ Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
+ Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
+ Người đứng đầu Nhà nước, cơ quan lập pháp, Chính phủ các nước thực hiện chuyến thăm cấp nhà nước, thăm chính thức, thăm làm việc, thăm cá nhân tại Việt Nam.
Kiểm tra an ninh hàng không đối với hành lý ký gửi được thực hiện như thế nào?
Kiểm tra an ninh hàng không đối với hành lý ký gửi được quy định tại Điều 44 Thông tư 13/2019/TT-BGTVT sửa đổi bởi khoản 29 Điều 1 Thông tư 41/2020/TT-BGTVT như sau:
- Nhân viên làm thủ tục vận chuyển phải yêu cầu từng hành khách xác định đúng hành lý ký gửi của mình mới được phép làm thủ tục vận chuyển, không làm thủ tục nhóm trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 41 Thông tư 13/2019/TT-BGTVT; trường hợp thấy có dấu hiệu nghi vấn phải thông báo cho nhân viên kiểm soát an ninh hàng không để tăng cường kiểm tra.
- Hành lý ký gửi của hành khách xuất phát, nối chuyến phải được kiểm tra an ninh hàng không bằng máy soi tia X; nếu có nghi vấn phải được tiếp tục kiểm tra trực quan hoặc kiểm tra bằng dụng cụ, thiết bị phát hiện chất nổ hoặc các biện pháp thích hợp khác. Trường hợp có dấu hiệu hoặc có thông tin đe dọa liên quan đến an ninh, an toàn của chuyến bay thì hành lý ký gửi phải được lục soát an ninh hàng không.
- Tại mỗi điểm kiểm tra an ninh hàng không phải bố trí đủ nhân viên kiểm soát an ninh hàng không bảo đảm thực hiện đầy đủ, hiệu quả các nhiệm vụ sau:
+ Giám sát màn hình máy soi tia X; nhiệm vụ này được thực hiện liên tục không quá 30 phút và chỉ quay trở lại thực hiện tối thiểu là 15 phút sau đó;
+ Kiểm tra trực quan, lục soát an ninh hàng không;
+ Kíp trưởng chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành và giám sát toàn bộ công việc tại điểm kiểm tra an ninh hàng không.
- Trình tự, thủ tục kiểm tra, giám sát an ninh hành lý ký gửi được quy định chi tiết tại quy chế an ninh hàng không của đơn vị cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không.
- Kiểm tra trực quan đối với hành lý ký gửi của hành khách được thực hiện với sự có mặt của chủ sở hữu hành lý đó hoặc người đại diện hợp pháp của họ hoặc đại diện hãng hàng không vận chuyển, trừ trường hợp khẩn nguy.
- Hành lý ký gửi quá cảnh, nối chuyến, đi chuyến bay tạm dừng nội địa đã đưa xuống khỏi tàu bay, trước khi đưa lên tàu bay phải qua kiểm tra an ninh hàng không như hành lý ký gửi xuất phát, trừ các trường hợp đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Hành lý không rời khỏi sân đỗ tàu bay hoặc có sự giám sát an ninh hàng không liên tục từ khi đưa xuống khỏi tàu bay cho đến khi được đưa lại lên tàu bay;
+ Hành lý có dán thẻ quá cảnh, nối chuyến, tạm dừng nội địa.
Việc vận chuyển hành lý và hành khách trong hoạt động hàng không được thực hiện như thế nào?
- Hành lý của mỗi hành khách phải được vận chuyển cùng với hành khách trên một chuyến bay trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 149 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006.
- Hãng hàng không hoặc người khai thác tàu bay phải bảo đảm:
+ Mỗi kiện hành lý ký gửi phải có thẻ hành lý ghi rõ số chuyến bay, ngày, tháng, năm và mã số của kiện hành lý;
+ Trước chuyến bay, lập bảng kê hành lý ký gửi và thực hiện đối chiếu hành lý ký gửi với danh sách hành khách của chuyến bay;
+ Ký bảng kê danh mục hành lý ký gửi đã chất xếp lên tàu bay.
Ngoài ra, tại Điều 46 Thông tư 13/2019/TT-BGTVT quy định như sau:
- Trong trường hợp hành khách đã được cấp thẻ lên tàu bay nhưng không có mặt để thực hiện chuyến bay, hãng hàng không có trách nhiệm đảm bảo tất cả hành lý của hành khách đó phải được đưa xuống tàu bay trước khi cho tàu bay khởi hành.
- Trừ túi ngoại giao, túi lãnh sự, hành lý ký gửi vận chuyển không cùng với hành khách trên chuyến bay theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng Việt Nam phải áp dụng ít nhất một trong các biện pháp kiểm tra an ninh hàng không bổ sung sau đây và phải được lập thành biên bản:
+ Soi chiếu bằng máy soi tia X đối với đồ vật ở các tư thế khác nhau;
+ Kiểm tra bằng dụng cụ, thiết bị phát hiện chất nổ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?