Hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh nhưng đã xuất khẩu sản phẩm muốn hoàn thuế phải chuẩn bị hồ sơ như thế nào?
- Hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh nhưng đã xuất khẩu sản phẩm được quy định thế nào?
- Những trường hợp nào sẽ được hoàn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh nhưng đã xuất khẩu sản phẩm?
- Hoàn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh nhưng đã xuất khẩu sản phẩm được xác định trên cơ sở nào?
Hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh nhưng đã xuất khẩu sản phẩm được quy định thế nào?
Căn cứ vào khoản 5 Điều 36 Nghị định 134/2016/NĐ-CP đổi bởi khoản 18 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP, điểm d khoản 20 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP quy định về hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh nhưng đã xuất khẩu sản phẩm như sau:
- Công văn yêu cầu hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu gửi qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan hải quan theo các tiêu chí thông tin tại Mẫu số 01 Phụ lục VIIa hoặc công văn yêu cầu hoàn thuế xuất khẩu, nhập khẩu theo Mẫu số 09 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này: 01 bản chính
- Chứng từ thanh toán hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đối với trường hợp đã thanh toán: 01 bản chụp
- Hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu và hóa đơn theo hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu đối với trường hợp mua, bán hàng hóa; hợp đồng ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu nếu là hình thức xuất khẩu, nhập khẩu ủy thác: 01 bản chụp
Người nộp thuế kê khai trên tờ khai hải quan hàng xuất khẩu các thông tin về số, ngày hợp đồng, tên đối tác mua hàng hóa.
- Báo cáo tính thuế nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu (theo Mẫu số 10 tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định).
Số tiền thuế nhập khẩu của nguyên liệu, vật tư, linh kiện được hoàn thuế phải tương ứng với lượng, chủng loại nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu thực tế được sử dụng để sản xuất sản phẩm thực tế đã xuất khẩu;
- Hợp đồng gia công ký với khách hàng nước ngoài (đối với trường hợp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, linh kiện để sản xuất sản phẩm, sau đó sử dụng sản phẩm này để gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng gia công với nước ngoài): nộp 01 bản chụp
- Tài liệu chứng minh có cơ sở sản xuất trên lãnh thổ Việt Nam; có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đối với máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất phù hợp với nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa: 01 bản chụp.
Theo đó, hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh nhưng đã xuất khẩu sản phẩm sẽ gồm có những tài liệu, giấy tờ trên
Do đó, tổ chức, cá nhân có đề nghị hoàn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh nhưng đã xuất khẩu sản phẩm thì cần chuẩn bị hồ sơ hoàn thuế theo các thành phần như trên.
Hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh nhưng đã xuất khẩu sản phẩm muốn hoàn thuế phải chuẩn bị hồ sơ như thế nào?
Những trường hợp nào sẽ được hoàn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh nhưng đã xuất khẩu sản phẩm?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 36 Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Hoàn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh nhưng đã xuất khẩu sản phẩm
...
2. Hàng hóa nhập khẩu được hoàn thuế nhập khẩu, bao gồm:
a) Nguyên liệu, vật tư (bao gồm cả vật tư làm bao bì hoặc bao bì để đóng gói sản phẩm xuất khẩu), linh kiện, bán thành phẩm nhập khẩu trực tiếp cấu thành sản phẩm xuất khẩu hoặc tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất hàng hóa xuất khẩu nhưng không trực tiếp chuyển hóa thành hàng hóa;
b) Sản phẩm hoàn chỉnh nhập khẩu để gắn, lắp ráp vào sản phẩm xuất khẩu hoặc đóng chung thành mặt hàng đồng bộ với sản phẩm xuất khẩu;
c) Linh kiện, phụ tùng nhập khẩu để bảo hành cho sản phẩm xuất khẩu.
Như vậy, hàng hóa nhập khẩu thuộc một trong những trường hợp trên sẽ được hoàn thuế nhập khẩu.
Hoàn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh nhưng đã xuất khẩu sản phẩm được xác định trên cơ sở nào?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 36 Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Hoàn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh nhưng đã xuất khẩu sản phẩm
...
3. Cơ sở để xác định hàng hóa được hoàn thuế:
a) Tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa xuất khẩu có cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu trên lãnh thổ Việt Nam; có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đối với máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất phù hợp với nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu;
b) Trị giá hoặc lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu được hoàn thuế là trị giá hoặc lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu thực tế được sử dụng để sản xuất sản phẩm thực tế xuất khẩu;
c) Sản phẩm xuất khẩu được làm thủ tục hải quan theo loại hình sản xuất xuất khẩu;
d) Tổ chức, cá nhân trực tiếp hoặc ủy thác nhập khẩu hàng hóa, xuất khẩu sản phẩm.
Người nộp thuế có trách nhiệm kê khai chính xác, trung thực trên tờ khai hải quan về sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ hàng hóa nhập khẩu trước đây.
Như vậy, việc xác định hàng hóa được hoàn thuế nhập khẩu dù đã xuất khẩu sản phẩm được thực thực hiện dựa trên các cơ sở trị giá hoặc lượng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu được hoàn thuế, quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đối với máy móc tại cơ sở phù hợp với nguyên liệu ,vật từ,... theo quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?
- Quy định 22 về đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?
- Số lượng thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bắt buộc phải là số lẻ không?