Gửi đơn đề nghị, văn bản kiến nghị xem xét lại quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án cho cơ quan nào?
- Quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án phải có những nội dung nào?
- Gửi đơn đề nghị, văn bản kiến nghị xem xét lại quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án cho cơ quan nào?
- Thủ tục giải quyết đề nghị, kiến nghị xem xét lại quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án như thế nào?
- Quyết định giải quyết đề nghị, kiến nghị xem xét lại quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành phải có những nội dung nào?
Quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án phải có những nội dung nào?
Căn cứ tại Điều 34 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 quy định quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành phải có các nội dung sau đây:
- Ngày, tháng, năm ra quyết định;
- Tên Tòa án ra quyết định;
- Họ, tên của Thẩm phán ra quyết định;
- Họ, tên, địa chỉ của các bên, người đại diện, người phiên dịch;
- Nội dung hòa giải thành, đối thoại thành;
- Căn cứ ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành.
Gửi đơn đề nghị, văn bản kiến nghị xem xét lại quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án cho cơ quan nào?
Căn cứ tại Điều 37 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 quy định như sau:
Thủ tục đề nghị, kiến nghị xem xét lại quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án
Người đề nghị, Viện kiểm sát kiến nghị xem xét lại quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành phải gửi đơn đề nghị, văn bản kiến nghị đến Tòa án cấp trên trực tiếp của Tòa án đã ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành.
Như vậy theo quy định trên trường hợp muốn được xem xét lại quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án thì Người đề nghị hoặc Viện kiểm sát phải gửi đơn đề nghị, văn bản kiến nghị đến Tòa án cấp trên trực tiếp của Tòa án đã ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành.
Gửi đơn đề nghị, văn bản kiến nghị xem xét lại quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án cho cơ quan nào? (Hình từ Internet)
Thủ tục giải quyết đề nghị, kiến nghị xem xét lại quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án như thế nào?
Căn cứ tại Điều 38 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 quy định như sau:
- Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị hoặc văn bản kiến nghị xem xét lại quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành, Tòa án cấp trên trực tiếp yêu cầu Tòa án đã ra quyết định chuyển hồ sơ, tài liệu. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu, Tòa án đã ra quyết định phải chuyển hồ sơ, tài liệu cho Tòa án cấp trên trực tiếp. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, tài liệu, Tòa án cấp trên trực tiếp phải thụ lý và phân công Thẩm phán xem xét, giải quyết; đồng thời thông báo cho người đề nghị, Viện kiểm sát kiến nghị và Viện kiểm sát cùng cấp.
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được phân công, Thẩm phán thực hiện việc xác minh, thu thập chứng cứ, nghiên cứu hồ sơ, tài liệu.
Trường hợp có đủ căn cứ kết luận quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành vi phạm một trong các điều kiện quy định tại Điều 33 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 thì Thẩm phán ra quyết định hủy quyết định đó và làm thủ tục chuyển vụ việc cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính.
Trường hợp không có căn cứ kết luận quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành vi phạm một trong các điều kiện quy định tại Điều 33 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 thì Thẩm phán ra quyết định không chấp nhận đề nghị, kiến nghị và giữ nguyên quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành.
Trường hợp người đề nghị rút đề nghị, Viện kiểm sát rút kiến nghị thì Thẩm phán ra quyết định đình chỉ việc xem xét đề nghị, kiến nghị.
- Quyết định chuyển vụ việc cho Tòa án có thẩm quyền phải được gửi cho Viện kiểm sát đã kiến nghị, Viện kiểm sát cùng cấp, người đề nghị, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc đề nghị, kiến nghị trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định.
Quyết định giải quyết đề nghị, kiến nghị xem xét lại quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành phải có những nội dung nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 39 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 quy định quyết định giải quyết đề nghị, kiến nghị xem xét lại quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành phải có những nội dung sau đây:
- Ngày, tháng, năm ra quyết định;
- Tên Tòa án ra quyết định;
- Họ, tên của Thẩm phán ra quyết định;
- Họ, tên, địa chỉ của người đề nghị; tên của Viện Kiểm sát kiến nghị;
- Họ, tên, địa chỉ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
- Những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết;
- Căn cứ pháp luật để giải quyết đề nghị, kiến nghị;
- Nhận định của Tòa án và những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận đề nghị, kiến nghị;
- Quyết định của Tòa án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình cơ bản trong công tác nghiệm thu dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin? Tài liệu sau khi nghiệm thu phải được lưu trữ đúng không?
- Nội dung thi cụ thể Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc gồm những gì? Có mấy phần thi?
- Chính sách việc làm công được thực hiện qua đâu? Thứ tự ưu tiên đối tượng tham gia chính sách việc làm công thế nào?
- Công bố hợp quy là gì? Đối tượng của công bố hợp quy là gì? Công bố hợp quy dựa trên biện pháp gì?
- Quy định về thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Bên bảo lãnh có những quyền gì?