Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô bị mất thì có được cấp lại không?
- Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô bị mất thì có được cấp lại không?
- Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô bao gồm những giấy tờ nào?
- Trình tự cấp lại giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô ra sao?
- Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô hoạt động theo nguyên tắc nào?
Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô bị mất thì có được cấp lại không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 21/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Hồ sơ, trình tự, thủ tục đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập và hoạt động
1. Trường hợp Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô bị mất, bị hủy hoại, bị hư hỏng hoặc bị tiêu hủy dưới mọi hình thức, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô nộp Bộ Tài chính hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Theo như quy định trên, trường hợp giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô bị mất, thì tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô nộp Bộ Tài chính hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập và hoạt động.
Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô bị mất thì có được cấp lại không?
Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô bao gồm những giấy tờ nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 21/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Hồ sơ, trình tự, thủ tục đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập và hoạt động
1. Trường hợp Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô bị mất, bị hủy hoại, bị hư hỏng hoặc bị tiêu hủy dưới mọi hình thức, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô nộp Bộ Tài chính hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập và hoạt động bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập và hoạt động theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Cam kết của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô về việc Giấy phép bị mất, bị hư hỏng, bị hủy hoại hoặc bị tiêu hủy và các tài liệu chứng minh (nếu có).
3. Trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính cấp lại Giấy phép thành lập và hoạt động. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.
Theo đó, hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô
- Cam kết của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô về việc Giấy phép bị mất, bị hư hỏng, bị hủy hoại hoặc bị tiêu hủy và các tài liệu chứng minh.
Trình tự cấp lại giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Nghị định 21/2023/NĐ-CP quy định trình tự cấp lại giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô như sau:
Bước 1: Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô nộp Bộ Tài chính hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập và hoạt động
Bước 2: Trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính cấp lại Giấy phép thành lập và hoạt động.
Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.
Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô hoạt động theo nguyên tắc nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 150 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định như sau:
Nguyên tắc hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô
1. Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật trong phạm vi tài sản hình thành từ hoạt động cung cấp bảo hiểm vi mô.
2. Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô có trách nhiệm quản lý, giám sát hiệu quả hoạt động, tuân thủ các quy định về chế độ tài chính nhằm bảo đảm an toàn tài chính, bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ, cam kết với các thành viên tham gia bảo hiểm, các tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô có trách nhiệm thực hiện quản trị rủi ro nhằm kiểm soát một cách hiệu quả các rủi ro phát sinh từ hoạt động cung cấp bảo hiểm vi mô.
4. Toàn bộ lợi nhuận thu được từ hoạt động cung cấp bảo hiểm vi mô của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô được sử dụng để phục vụ lợi ích cho các thành viên tham gia bảo hiểm thông qua việc giảm trừ phí bảo hiểm, gia tăng quyền lợi bảo hiểm của người được bảo hiểm, hỗ trợ cho các thành viên và các mục tiêu khác theo điều lệ của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô.
5. Chính phủ quy định chi tiết về tổ chức hoạt động, quản trị rủi ro, hoạt động nghiệp vụ, công khai thông tin, chế độ tài chính, hạch toán kế toán và báo cáo tài chính của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô.
Theo đó, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô hoạt động theo 5 nguyên tắc trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?