Giáo viên, hiệu trưởng trường phổ thông dân tộc nội trú có những nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường phổ thông dân tộc nội trú có những nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Căn cứ Điều 8 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú ban hành kèm theo Thông tư 04/2023/TT-BGDĐT có quy định:
Nhiệm vụ và quyền của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng
Ngoài các nhiệm vụ và quyền được quy định tại Điều lệ trường trung học, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường PTDTNT còn có nhiệm vụ và quyền sau:
1. Nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc.
2. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của trường PTDTNT quy định tại Điều 3 của Quy chế này.
3. Tìm hiểu văn hóa, ngôn ngữ, phong tục, tập quán và đặc điểm tâm lý học sinh dân tộc thiểu số ở địa phương.
4. Xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động giáo dục đặc thù phù hợp với học sinh dân tộc nội trú quy định tại Điều 13, Điều 14 và Điều 15 của Quy chế này.
5. Phối hợp với chính quyền, các cơ quan đoàn thể, tổ chức xã hội ở địa phương trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý học sinh dân tộc nội trú.
6. Được bồi dưỡng về phương pháp giáo dục, chăm sóc và quản lý học sinh dân tộc nội trú.
Theo đó, nhiệm vụ và quyền của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường phổ thông dân tộc nội trú bao gồm:
- Nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc.
- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của trường phổ thông dân tộc nội trú quy định tại Điều 3 của Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 04/2023/TT-BGDĐT
- Tìm hiểu văn hóa, ngôn ngữ, phong tục, tập quán và đặc điểm tâm lý học sinh dân tộc thiểu số ở địa phương.
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động giáo dục đặc thù phù hợp với học sinh dân tộc nội trú quy định tại Điều 13 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 04/2023/TT-BGDĐT, Điều 14 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 04/2023/TT-BGDĐT và Điều 15 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 04/2023/TT-BGDĐT
- Phối hợp với chính quyền, các cơ quan đoàn thể, tổ chức xã hội ở địa phương trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý học sinh dân tộc nội trú.
- Được bồi dưỡng về phương pháp giáo dục, chăm sóc và quản lý học sinh dân tộc nội trú.
Giáo viên, hiệu trưởng trường phổ thông dân tộc nội trú có những nhiệm vụ và quyền hạn nào? (Hình từ Internet)
Giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú có những nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Căn cứ Điều 16 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú ban hành kèm theo Thông tư 04/2023/TT-BGDĐT có quy định:
Nhiệm vụ và quyền của giáo viên
Ngoài các nhiệm vụ và quyền được quy định tại Điều lệ trường trung học, giáo viên trường PTDTNT có nhiệm vụ và quyền sau:
1. Chấp hành phân công của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trong tổ chức, thực hiện các nhiệm vụ của trường PTDTNT.
2. Giáo dục chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc cho học sinh dân tộc nội trú.
3. Tìm hiểu văn hóa, ngôn ngữ, phong tục, tập quán và đặc điểm tâm lý học sinh các dân tộc thiểu số ở địa phương.
4. Vận dụng phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá phù hợp với học sinh dân tộc nội trú, đảm bảo yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh theo quy định; tham gia giáo dục, chăm sóc, quản lý học sinh ngoài giờ lên lớp và tổ chức các hoạt động giáo dục đặc thù; bồi dưỡng và phụ đạo học sinh; hướng dẫn học sinh tự học.
5. Được bồi dưỡng về phương pháp giáo dục, chăm sóc và quản lý học sinh dân tộc nội trú.
Theo đó, ngoài các nhiệm vụ và quyền được quy định tại Chương IV Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT thì Giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú có nhiệm vụ và quyền sau:
- Chấp hành phân công của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trong tổ chức, thực hiện các nhiệm vụ của trường PTDTNT.
- Giáo dục chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc cho học sinh dân tộc nội trú.
- Tìm hiểu văn hóa, ngôn ngữ, phong tục, tập quán và đặc điểm tâm lý học sinh các dân tộc thiểu số ở địa phương.
- Vận dụng phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá phù hợp với học sinh dân tộc nội trú, đảm bảo yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh theo quy định; tham gia giáo dục, chăm sóc, quản lý học sinh ngoài giờ lên lớp và tổ chức các hoạt động giáo dục đặc thù; bồi dưỡng và phụ đạo học sinh; hướng dẫn học sinh tự học.
- Được bồi dưỡng về phương pháp giáo dục, chăm sóc và quản lý học sinh dân tộc nội trú.
Nhân viên trường phổ thông dân tộc nội trú có những nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Căn cứ Điều 17 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú ban hành kèm theo Thông tư 04/2023/TT-BGDĐT có quy định:
Nhiệm vụ và quyền của nhân viên
Ngoài các nhiệm vụ và quyền được quy định tại Điều lệ trường trung học, nhân viên trường PTDTNT có nhiệm vụ và quyền sau:
1. Thực hiện sự phân công của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của trường PTDTNT.
2. Tìm hiểu văn hóa, ngôn ngữ, phong tục, tập quán và đặc điểm tâm lý học sinh dân tộc thiểu số ở địa phương.
3. Được bồi dưỡng về phương pháp giáo dục, chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý học sinh dân tộc nội trú.
Theo đó, ngoài các nhiệm vụ và quyền được quy định tại Chương IV Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT. Thì nhân viên trường PTDTNT có nhiệm vụ và quyền sau:
- Thực hiện sự phân công của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của trường PTDTNT.
- Tìm hiểu văn hóa, ngôn ngữ, phong tục, tập quán và đặc điểm tâm lý học sinh dân tộc thiểu số ở địa phương.
- Được bồi dưỡng về phương pháp giáo dục, chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý học sinh dân tộc nội trú.
Thông tư 04/2023/TT-BGDĐT có hiệu lực từ 10/04/2023











Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 5 Mẫu bài văn thuyết minh về hiện tượng núi lửa ngắn gọn? Nhiệm vụ của học sinh cấp trung học cơ sở được quy định như thế nào?
- Sáp nhập xã: Trạm Y tế xã có chức năng và nhiệm vụ được quy định như thế nào sau khi sáp nhập chi tiết?
- Phép thế là gì? Ví dụ về phép thế? Tác dụng của phép thế? Điều lệ tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục cần những nội dung chủ yếu nào?
- Tội lừa dối khách hàng đi tù bao nhiêu năm? Chi tiết Tội lừa dối khách hàng khoản 2 Điều 198 Bộ luật Hình sự?
- Người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn được đề nghị đặc xá cần đạt những điều kiện nào theo Quyết định 266?