Giao dịch liên kết nào được đề nghị áp dụng cơ chế thoả thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA)?

Cho hỏi giao dịch liên kết nào được đề nghị áp dụng cơ chế thoả thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA)? - Câu hỏi của anh Hoàng tại Hà Nội.

Thoả thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA) là gì?

Căn cứ khoản 16 Điều 3 Luật Quản lý thuế 2019 có quy định về việc thoả thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế hay còn gọi là APA, như sau:

Thoả thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế là thỏa thuận bằng văn bản giữa cơ quan thuế với người nộp thuế hoặc giữa cơ quan thuế với người nộp thuế và cơ quan thuế nước ngoài, vùng lãnh thổ mà Việt Nam đã ký hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với thuế thu nhập cho một thời hạn nhất định.

Trong đó xác định cụ thể các căn cứ tính thuế, phương pháp xác định giá tính thuế hoặc giá tính thuế theo giá thị trường. Thoả thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế được xác lập trước khi người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế.

Giao dịch liên kết nào được đề nghị áp dụng cơ chế thoả thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA)?

Giao dịch liên kết nào được đề nghị áp dụng cơ chế thoả thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA)?

Giao dịch liên kết nào được đề nghị áp dụng cơ chế thoả thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA)?

Căn cứ quy định tại Điều 3 Thông tư 45/2021/TT-BTC, những giao dịch sau được đề nghị áp dụng cơ chế thoả thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA):

- Giao dịch được đề nghị áp dụng APA là các giao dịch liên kết được quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 132/2020/NĐ-CP bao gồm:

+ Giao dịch mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng hàng hóa, cung cấp dịch vụ;

+ Giao dịch vay, cho vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính và các công cụ tài chính khác; mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản hữu hình, tài sản vô hình và thỏa thuận mua, bán, sử dụng chung nguồn lực như tài sản, vốn, lao động, chia sẻ chi phí giữa các bên có quan hệ liên kết,

+ Trừ các giao dịch kinh doanh đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi điều chỉnh giá của Nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về giá.

Đồng thời các giao dịch nêu trên phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:

+ Giao dịch thực tế đã phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của người nộp thuế và sẽ tiếp tục diễn ra trong giai đoạn đề nghị áp dụng APA.

+ Giao dịch có cơ sở để xác định được bản chất giao dịch quyết định nghĩa vụ thuế và có cơ sở để phân tích, so sánh, lựa chọn đối tượng so sánh độc lập theo quy định tại Điều 6 và Điều 7 Nghị định 132/2020/NĐ-CP, dựa trên các thông tin, dữ liệu tuân thủ quy định tại điểm b khoản 6 Điều 42 Luật Quản lý thuế 2019.

+ Giao dịch không thuộc trường hợp có tranh chấp, khiếu nại về thuế.

+ Giao dịch được thực hiện minh bạch, không nhằm mục đích trốn, tránh thuế hoặc lợi dụng Hiệp định thuế.

Nguyên tắc áp dụng cơ chế thoả thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA) đối với các giao dịch liên kết được quy định như thế nào?

Căn cứ quy định tại Điều 5 Thông tư 45/2021/TT-BTC, nguyên tắc áp dụng cơ chế thoả thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA) được xác định như sau:

- APA được áp dụng trên nguyên tắc cơ quan thuế và người nộp thuế hoặc cơ quan thuế Việt Nam và cơ quan thuế đối tác và người nộp thuế cùng hợp tác, trao đổi, đàm phán về việc áp dụng các quy định pháp luật về thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các giao dịch liên kết thuộc phạm vi APA phù hợp với các nguyên tắc giao dịch độc lập và nguyên tắc bản chất hoạt động, giao dịch quyết định nghĩa vụ thuế.

- Việc áp dụng APA nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế, giảm chi phí tuân thủ pháp luật thuế, xác định giá giao dịch liên kết của người nộp thuế phù hợp với nguyên tắc phân tích, so sánh với các giao dịch độc lập và nguyên tắc bản chất hoạt động, giao dịch quyết định nghĩa vụ thuế để xác định bản chất giao dịch liên kết, nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của người nộp thuế như trong điều kiện giao dịch giữa các bên độc lập và ngăn ngừa việc đánh thuế trùng và trốn lậu thuế, giảm thiểu tranh chấp về xác định giá của giao dịch liên kết.

- Đề nghị áp dụng APA của người nộp thuế được giải quyết trên cơ sở hồ sơ với các tài liệu, thông tin cần thiết theo quy định tại khoản 3 Điều 41 Nghị định 126/2020/NĐ-CP do người nộp thuế cung cấp đầy đủ, chính xác, trung thực, kịp thời.

- Việc phân tích, so sánh, lựa chọn đối tượng so sánh độc lập và phương pháp được sử dụng để so sánh, xác định giá của giao dịch liên kết thuộc phạm vi áp dụng của APA được thực hiện theo quy định tại Nghị định 132/2020/NĐ-CP.

- Việc áp dụng cơ chế APA phải đảm bảo tuân thủ nguyên tắc được quy định tại khoản 6 Điều 42 Luật Quản lý thuế 2019, bao gồm:

+ Việc áp dụng cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế được thực hiện trên cơ sở đề nghị của người nộp thuế, sự thống nhất giữa cơ quan thuế và người nộp thuế theo thỏa thuận đơn phương, song phương và đa phương giữa cơ quan thuế, người nộp thuế và cơ quan thuế nước ngoài, vùng lãnh thổ có liên quan;

+ Việc áp dụng cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế phải dựa trên thông tin của người nộp thuế, cơ sở dữ liệu thương mại có sự kiểm chứng bảo đảm tính pháp lý;

+ Việc áp dụng cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế phải được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt trước khi thực hiện; đối với các thỏa thuận song phương, đa phương có sự tham gia của cơ quan thuế nước ngoài thì được thực hiện theo quy định của pháp luật về điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế.

Giao dịch liên kết
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Giao dịch giữa cá nhân với công ty là giao dịch liên kết?
Pháp luật
Có phát sinh giao dịch liên kết trong trường hợp công ty mượn tiền của chủ sở hữu chính công ty đó hay không?
Pháp luật
Hướng dẫn kê khai phụ lục giao dịch liên kết theo Nghị định 132? Không nộp Phụ lục giao dịch liên kết bi phạt bao nhiêu?
Pháp luật
Giao dịch liên kết giữa hai doanh nghiệp phát sinh trong trường hợp nào theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Có được xem là giao dịch liên kết đối với giao dịch vay tiền của giám đốc điều hành được chủ sở hữu doanh nghiệp thuê để thanh toán các khoản nợ đến hạn không?
Pháp luật
Giao dịch liên kết là gì? Thời hạn để khai giao dịch liên kết là khi nào? Công ty phải khai giao dịch liên kết như thế nào?
Pháp luật
Có phải giao dịch liên kết khi doanh nghiệp giao dịch với doanh nghiệp do mình góp vốn thành lập không?
Pháp luật
Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết bao gồm những thông tin, tài liệu, số liệu, chứng từ nào?
Pháp luật
Thời hạn nộp Phụ lục giao dịch liên kết 2024 theo Nghị định 132 là khi nào? Không nộp Phụ lục giao dịch liên kết bi phạt bao nhiêu?
Pháp luật
Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết được lập trước hay sau khi kê khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp?
Pháp luật
Cho doanh nghiệp khác vay vốn có được xem là giao dịch liên kết không? Giá giao dịch liên kết được xác định bằng những phương pháp nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giao dịch liên kết
2,557 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giao dịch liên kết

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giao dịch liên kết

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào