Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh dịch vụ viễn thông theo Nghị định 163 thực hiện như thế nào?
Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh dịch vụ viễn thông theo Nghị định 163 thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 14 Nghị định 163/2024/NĐ-CP quy định về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh dịch vụ viễn thông như sau:
(1) Tranh chấp trong kinh doanh dịch vụ viễn thông là tranh chấp giữa các doanh nghiệp viễn thông phát sinh trực tiếp trong quá trình kinh doanh dịch vụ viễn thông, bao gồm:
- Tranh chấp về chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 81 Nghị định 163/2024/NĐ-CP;
- Tranh chấp về hoạt động bán buôn trong viễn thông.
(2) Đối với các tranh chấp trong kinh doanh dịch vụ viễn thông quy định tại (1), ngoài việc giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự hoặc pháp luật khác có liên quan, doanh nghiệp viễn thông có thể đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về viễn thông giải quyết tranh chấp theo trình tự, thủ tục như sau:
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được Đơn đề nghị giải quyết tranh chấp trong kinh doanh dịch vụ viễn thông theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Viễn thông) có trách nhiệm tổ chức giải quyết tranh chấp giữa các bên. Các bên tranh chấp có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ thông tin, chứng cứ có liên quan và có nghĩa vụ tham gia giải quyết tranh chấp. Kết quả giải quyết tranh chấp phải được lập thành văn bản.
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc giải quyết tranh chấp, Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Viễn thông) ra quyết định giải quyết tranh chấp. Các bên tranh chấp có nghĩa vụ thi hành quyết định giải quyết tranh chấp, kể cả trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp và có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.
(3) Đối với các tranh chấp khác giữa các doanh nghiệp viễn thông ngoài trường hợp quy định tại (1), việc giải quyết tranh chấp thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự hoặc pháp luật khác có liên quan.
Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh dịch vụ viễn thông theo Nghị định 163 thực hiện như thế nào? (Hình ảnh Internet)
Quy định về đầu tư trong kinh doanh dịch vụ viễn thông như thế nào?
Căn cứ theo Điều 12 Luật Viễn thông 2023 quy định về đầu tư trong kinh doanh dịch vụ viễn thông như sau:
- Hoạt động đầu tư trong kinh doanh dịch vụ viễn thông tại Việt Nam phải tuân theo quy định của Luật này và pháp luật về đầu tư.
- Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài trong kinh doanh dịch vụ viễn thông phải tuân theo các quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Hoạt động đầu tư kinh doanh dịch vụ viễn thông ra nước ngoài phải thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp viễn thông như thế nào?
Căn cứ theo Điều 13 Luật Viễn thông 2023 quy định về quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp viễn thông như sau:
(1) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không có hạ tầng mạng có các quyền sau đây:
- Xây dựng, lắp đặt, sở hữu hệ thống thiết bị viễn thông và đường truyền dẫn trong phạm vi cơ sở và điểm phục vụ công cộng của mình để cung cấp dịch vụ viễn thông cho người sử dụng dịch vụ viễn thông;
- Thuê đường truyền dẫn để kết nối hệ thống thiết bị viễn thông, các cơ sở, điểm phục vụ công cộng của mình với nhau và với mạng viễn thông công cộng của doanh nghiệp viễn thông khác;
- Thuê đường truyền dẫn hoặc mua lưu lượng, dịch vụ viễn thông của doanh nghiệp viễn thông khác để bán lại cho người sử dụng dịch vụ viễn thông;
- Cho doanh nghiệp viễn thông khác thuê lại cơ sở hạ tầng viễn thông mà mình đã thuê nếu được doanh nghiệp viễn thông cho thuê cơ sở hạ tầng viễn thông đồng ý;
- Được phân bổ tài nguyên viễn thông theo quy định của Luật này về quản lý tài nguyên viễn thông;
- Nghiên cứu phát triển, triển khai thử nghiệm công nghệ mới, mô hình mới trong hoạt động viễn thông;
- Quyền khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
(2) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không có hạ tầng mạng có các nghĩa vụ sau đây:
- Đóng góp tài chính vào Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam theo quy định của pháp luật;
- Chịu trách nhiệm về chất lượng dịch vụ theo tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc công bố; bảo đảm tính đúng, đủ, chính xác giá dịch vụ theo hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông;
- Chịu sự kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông và an ninh thông tin;
- Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về hoạt động viễn thông của doanh nghiệp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; chịu trách nhiệm về tính chính xác, kịp thời của nội dung và số liệu báo cáo;
- Thực hiện các biện pháp ngăn chặn kết nối, địa chỉ Internet, tên miền và các biện pháp ngăn chặn khác đối với hệ thống thiết bị viễn thông, dịch vụ viễn thông, dịch vụ ứng dụng viễn thông được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều 9 Luật Viễn thông 2023 khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
- Có phương án sẵn sàng kết nối kỹ thuật phục vụ việc báo cáo số liệu bằng phương tiện điện tử đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về viễn thông theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Thực hiện yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về huy động một phần hoặc toàn bộ cơ sở hạ tầng viễn thông, dịch vụ viễn thông trong trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh quốc gia, tình trạng khẩn cấp;
- Bảo đảm cho thuê bao viễn thông được giữ nguyên số thuê bao viễn thông khi thay đổi doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông trong cùng một loại hình dịch vụ viễn thông;
- Cung cấp dịch vụ cho người sử dụng dịch vụ viễn thông có thông tin thuê bao viễn thông đầy đủ, trùng khớp với thông tin trên giấy tờ tùy thân đã xuất trình khi giao kết hợp đồng theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện xác thực, lưu giữ, sử dụng thông tin thuê bao viễn thông và xử lý SIM có thông tin thuê bao viễn thông không đầy đủ, không chính xác;
- Phòng, chống, ngăn chặn tin nhắn, cuộc gọi vi phạm pháp luật theo quy định của Chính phủ;
- Ngừng cung cấp dịch vụ viễn thông đối với thuê bao viễn thông vi phạm pháp luật về viễn thông;
- Nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
(3) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng có các quyền sau đây:
- Các quyền quy định tại (1);
b) Được ưu tiên sử dụng không gian, mặt đất, lòng đất, đáy sông, đáy biển, đất sử dụng vào mục đích công cộng để xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông theo quy hoạch, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quy định của pháp luật có liên quan;
- Cho doanh nghiệp viễn thông khác thuê cơ sở hạ tầng viễn thông;
- Tham gia thực hiện cung cấp dịch vụ viễn thông công ích.
(4) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng có các nghĩa vụ sau đây:
- Các nghĩa vụ quy định tại (2);
- Cho doanh nghiệp viễn thông khác thuê hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động khi phù hợp với quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động và khả thi về kinh tế, kỹ thuật;
- Thu hồi, tháo dỡ công trình viễn thông thuộc quyền sở hữu, quản lý có dấu hiệu nguy hiểm, không bảo đảm an toàn cho khai thác, sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng;
- Hạ ngầm, chỉnh trang đường cáp viễn thông.
(5) Chính phủ quy định chi tiết các điểm h, k và m khoản 2, điểm d khoản 4 Điều 13 Luật Viễn thông 2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Kế hoạch Marketing cơ bản dành cho doanh nghiệp trong một số lĩnh vực như bất động sản, du lịch, công nghệ? Tải mẫu?
- Quy tắc ứng xử của nhà báo trên mạng xã hội thế nào? Quyền và nghĩa vụ của nhà báo hiện nay?
- Đối tượng nào phải huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp, ứng phó sự cố năm 2025?
- Đầu tư xây dựng nhà ở nhiều tầng nhiều căn hộ để cho thuê phải đáp ứng các yêu cầu xây dựng nào?
- Tất niên là gì? Công ty có nghĩa vụ tặng quà Tết cho nhân viên vào ngày tất niên công ty hay không?