Giải pháp thực hiện nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững giai đoạn 2023-2030 như thế nào?
- Giải pháp thực hiện nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững giai đoạn 2023-2030 như thế nào?
- Nâng cao hiệu quả hoạt động tuyên truyền về hội nhập kinh tế quốc tế theo hướng đa dạng về hình thức, chuyên sâu nội dung doanh nghiệp quan tâm ra sao?
- Nghiên cứu đề xuất các cơ chế, chính sách để đảm bảo an toàn tài chính trong điều kiện thực hiện đầy đủ cam kết hội nhập quốc tế như thế nào?
Ngày 05/7/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết 93/NQ-CP năm 2023 về nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững giai đoạn 2023-2030.
Giải pháp thực hiện nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững giai đoạn 2023-2030 như thế nào?
Theo mục III Nghị quyết 93/NQ-CP năm 2023 đã nhấn mạnh để thực hiện mục tiêu nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững giai đoạn 2023-2030 có những giải pháp sau:
- Cải cách, hoàn thiện thể chế kinh tế;
- Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh;
- Thực thi hiệu quả các FTA;
- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hậu COVID-19 và phát triển bền vững;
- Hội nhập toàn diện trên các lĩnh vực văn hóa xã hội, khoa học công nghệ,an ninh quốc phòng.
Giải pháp thực hiện nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững giai đoạn 2023-2030 như thế nào?(Hình internet)
Nâng cao hiệu quả hoạt động tuyên truyền về hội nhập kinh tế quốc tế theo hướng đa dạng về hình thức, chuyên sâu nội dung doanh nghiệp quan tâm ra sao?
Tại điểm a khoản 2 mục III Nghị quyết 93/NQ-CP năm 2023 cho biết, Nhiệm vụ Chính phủ giao Bộ Công Thương gồm:
*Phân công nhiệm vụ: Bộ Công Thương
- Triển khai xây dựng Bộ chỉ số đánh giá FTA (FTA Index) để tạo cơ sở đánh giá kết quả thực thi FTA tại các bộ ngành, địa phương trên cả nước.
+ Đầu mối đôn đốc triển khai có hiệu quả các FTA mà Việt Nam đã tham gia, đặc biệt là Kế hoạch thực thi các FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, UKVFTA và RCEP.
- Xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại để thực thi có hiệu quả cam kết quốc tế.
+ Nghiên cứu, xây dựng hệ thống chính sách, pháp luật mới nhằm tạo đột phá phát triển các ngành công nghiệp, thương mại trong nước, nhất là các ngành mới phù hợp với xu thế phát triển của kinh tế số và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư;
+ Nâng cao năng lực cạnh tranh và năng lực tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.
- Triển khai có hiệu quả Đề án “Nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” theo Quyết định 1137/QĐ-TTg ngày 03 tháng 8 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ, Đề án “Nâng cao năng lực về phòng vệ thương mại trong bối cảnh tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới theo Quyết định số 1659/QĐ-TTg ngày 02 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ.
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan và Đoàn đàm phán Chính phủ nghiên cứu, đề xuất đàm phán, xây dựng phương án đàm phán FTA đối với các cam kết trong lĩnh vực Bộ phụ trách và trình Thủ tướng Chính phủ các phương án tổng thể về tổ chức, đàm phán, ký kết các FTA cũng như thực thi các FTA đã ký kết;
+ Thường xuyên tham vấn với VCCI, các Hiệp hội và cộng đồng doanh nghiệp về đàm phán các FTA đang, sẽ triển khai và tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực thi các FTA.
- Tăng cường phối hợp với các bộ, ngành và địa phương nâng cao hiệu quả hoạt động tuyên truyền về hội nhập kinh tế quốc tế theo hướng đa dạng về hình thức, chuyên sâu về những nội dung mà cộng đồng doanh nghiệp quan tâm.
- Tiếp tục triển khai tổ chức các kỳ họp Ủy ban Liên chính phủ, Ủy ban hỗn hợp, Tiểu ban thương mại, các thỏa thuận và các cơ chế hợp tác đã thiết lập, đàm phán thành lập các Ủy ban Liên chính phủ, Ủy ban hỗn hợp, Tiểu ban thương mại mới với các nước đối tác.
Nghiên cứu đề xuất các cơ chế, chính sách để đảm bảo an toàn tài chính trong điều kiện thực hiện đầy đủ cam kết hội nhập quốc tế như thế nào?
Tại điểm c khoản 2 mục III Nghị quyết 93/NQ-CP năm 2023 cho biết, Nhiệm vụ Chính phủ giao Bộ Tài chính gồm:
- Rà soát và hoàn thiện khung khổ, thỏa thuận hợp tác tài chính với các đối tác quan trọng như các tổ chức tài chính, diễn đàn tài chính quốc tế và các cơ quan quản lý nhà nước về tài chính tại các nước đối tác chiến lược toàn diện, đối tác chiến lược và đối tác truyền thống của Việt Nam.
- Phát triển chiều sâu nâng cao hiệu quả thực chất hợp tác tài chính và hoạt động đối ngoại trong lĩnh vực tài chính, định hình các công cụ, cơ chế tài chính khu vực để hỗ trợ quản lý kinh tế vĩ mô, tài chính công, thị trường tài chính;
+ Tăng cường đối thoại chính sách nhằm nâng cao độ tin cậy trong quan hệ đối tác hợp tác tài chính và quảng bá, thu hút nguồn lực từ bên ngoài, huy động tiếp nhận và quản lý hiệu quả các hoạt động/chương trình hỗ trợ kỹ thuật của các đối tác dành cho Bộ Tài chính.
- Hoàn thiện đồng bộ thể chế và thực thi các cam kết hội nhập về thuế, hải quan, dịch vụ bảo hiểm, chứng khoán, kế toán - kiêm toán,…
+ Nghiên cứu, đề xuất thực thi cam kết thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong các khuôn khổ song phương và đa phương một cách chủ động hơn nhằm giảm tập trung thương mại, đặc biệt là nhập khẩu từ một số đối tác cụ thể.
- Tăng cường hiệu quả thực hiện các cam kết hội nhập tài chính thông qua việc nâng cao chất lượng công tác phân tích, dự báo tác động tới nền kinh tế và lĩnh vực tài chính;
+ Nghiên cứu đề xuất các cơ chế, chính sách để đảm bảo an toàn tài chính trong điều kiện thực hiện đầy đủ cam kết hội nhập quốc tế;
+ Tăng cường và nâng cao hiệu quả thông tin tuyên truyền về lợi ích và thách thức từ thực thi các cam kết tài chính tới các tổ chức, cá nhân có liên quan, đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước;
+ Đẩy mạnh việc triển khai đồng bộ, đầy đủ Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN, hải quan số, hải quan thông minh, cấp mã số thuế tự động;
+ Mở rộng và tăng cường hợp tác với các cơ quan hải quan trên thế giới.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?
- Kinh doanh các loại pháo bao gồm những gì? Cơ sở kinh doanh các loại pháo cần phải có phương án bảo đảm an ninh trật tự không?
- Bấm biển số xe máy trên VNeID được không? Lệ phí bấm biển số xe máy trên VNeID là bao nhiêu?
- Chữ ký số ký ngoài giờ hành chính có giá trị pháp lý không? Điều kiện của chữ ký số là gì?
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?