Giải pháp công nghệ được lựa chọn như thế nào trong việc thiết lập Hệ thống cơ sở dữ liệu đô thị liên thông trên nền GIS?
GIS là gì?
Theo Công văn 1247/BXD-PTĐT ngày 14/4/2022, có thể hiểu GIS - Geographic Information System: là Hệ thống thông tin địa lý bao gồm hệ thống phần cứng, phần mềm máy tính, các dữ liệu địa lý và con người.
Hệ thống cơ sở dữ liệu đô thị liên thông trên nền GIS là gì?
Theo nội dung tại Công văn 1247/BXD-PTĐT ngày 14/4/2022 như sau:
Hệ thống thông tin địa lý (GIS - Geographic Information System) là khái niệm để chỉ một tập hợp có tổ chức, bao gồm: hệ thống phần cứng, phần mềm máy tính, các dữ liệu địa lý và con người, được thiết kế nhằm mục đích nắm bắt, lưu trữ, cập nhật, điều khiển, phân tích, và hiển thị tất cả các dạng thông tin liên quan đến vị trí địa lý. Khái niệm về GIS đã bắt đầu được nghiên cứu từ những năm đầu thế kỷ XX, hiện đã được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau từ quân sự, khoa học, thương mại, môi trường, quản lý đô thị, quản lý quy hoạch....
Hệ thống cơ sở dữ liệu đô thị liên thông trên nền GIS là hệ thống được thiết kế, xây dựng để quản lý các cơ sở dữ liệu đô thị theo dạng các lớp bản đồ (quy hoạch xây dựng, hạ tầng kỹ thuật, nhà ở, các công trình hạ tầng, dịch vụ xã hội...) được tích hợp trên nền dữ liệu địa lý quốc gia trong hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia. Hệ thống sẽ cho phép hiển thị các lớp thông tin đã được sàng lọc, phân tích, tổng hợp, tính toán theo yêu cầu truy cập thông tin của người sử dụng hệ thống.
Giải pháp công nghệ được lựa chọn theo nguyên tắc nào trong việc thiết lập Hệ thống cơ sở dữ liệu đô thị liên thông trên nền GIS?
Nguyên tắc chung của việc thiết lập Hệ thống cơ sở dữ liệu đô thị liên thông trên nền GIS?
Theo nội dung tại Công văn 1247/BXD-PTĐT ngày 14/4/2022 như sau:
- Tuân thủ quy định pháp luật về đo đạc, bản đồ, cơ sở dữ liệu liên thông, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước, pháp luật về quy hoạch, xây dựng đô thị.
- Xây dựng Hệ thống cơ sở dữ liệu đô thị liên thông trên nền GIS phải phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được cấp có thẩm quyền ban hành.
- Tiến hành thực hiện thí điểm, đánh giá chi tiết kết quả đạt được trong giai đoạn thí điểm trước khi triển khai nhân rộng để tránh lãng phí thời gian, nguồn lực thực hiện.
- Áp dụng các giải pháp phần cứng, phần mềm của Hệ thống cơ sở dữ liệu đô thị liên thông trên nền GIS phải đảm bảo tính cập nhật, đồng bộ và trung lập về công nghệ.
- Các thông tin dữ liệu cần đảm bảo tính chính xác, được chia sẻ, liên thông, thống nhất, được xác nhận bởi các cơ quan có thẩm quyền và thường xuyên được cập nhật trong quá trình khai thác vận hành.
- Đảm bảo an ninh, an toàn hệ thống trong quá trình khai thác sử dụng.
Nguyên tắc lựa chọn giải pháp công nghệ của việc thiết lập Hệ thống cơ sở dữ liệu đô thị liên thông trên nền GIS
Theo nội dung tại Công văn 1247/BXD-PTĐT ngày 14/4/2022 như sau:
Việc lựa chọn hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu đô thị cần đáp ứng các tiêu chí sau:
- Có khả năng quản lý khối lượng nhiều dữ liệu vừa và lớn, dung lượng dữ liệu tăng dần theo thời gian;
- Có khả năng chia sẻ và phân phối dữ liệu trên mạng (LAN, INTRANET, Internet), đảm bảo việc sử dụng hữu hiệu và chia sẻ phục vụ nhiều người dùng khác nhau trên mạng;
- Đáp ứng được các yêu cầu về tính nhất quán của dữ liệu, truy xuất dữ liệu nhanh, khả năng bảo mật cao;
- Có công cụ để phát triển thích ứng với yêu cầu sử dụng và có khả năng phát triển thành các nền tảng ứng dụng trên điện thoại di động, có khả năng liên kết, liên thông với các ứng dụng sẵn có;
- Có khả năng hỗ trợ lưu trữ dữ liệu không gian cũng như cho phép thực hiện các truy vấn không gian;
- Có khả năng đáp ứng được số lượng lớn các truy xuất đồng thời, có chế độ tự động lưu trữ dự phòng và dễ bảo hành, phát triển mở rộng;
- Phổ biến trên thị trường Việt Nam.
Giải pháp công nghệ cho việc xây dựng, quản lý, vận hành và khai thác Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu đô thị liên thông ứng dụng nền tảng GIS cần phải đáp ứng các tiêu chí sau:
- Giải pháp công nghệ phải đáp ứng được các yêu cầu cấp bách đồng thời dễ dàng mở rộng và phát triển trong thời gian dài;
- Giải pháp công nghệ phải có tính kinh tế khi đầu tư và vận hành cho chủ đầu tư, bao gồm cả chi phí đầu tư hạ tầng, chi phí đầu tư bản quyền phần mềm thương mại, chi phí đầu tư phát triển phần mềm, chi phí quản lý - vận hành - nâng cấp - cập nhật dữ liệu, chi phí đào tạo nhân lực, chi phí duy trì đội ngũ cán bộ chuyên môn;
- Giải pháp công nghệ phải phù hợp với trình độ sử dụng chung tại đơn vị triển khai, dễ dàng sử dụng, dễ dàng đào tạo chuyển giao công nghệ. Công nghệ cũng cần cho phép triển khai theo từng giai đoạn phù hợp với điều kiện nguồn vốn đầu tư, nguồn nhân lực của chủ đầu tư;
- Giải pháp công nghệ không lệ thuộc vào một nguồn cung cấp duy nhất, chủ đầu tư có thể có nhiều sự lựa chọn trong việc nâng cấp, phát triển bổ sung sau khi hệ thống được bàn giao;
- Giải pháp công nghệ cần tuân thủ các tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam hoặc tương thích với tiêu chuẩn quốc tế nếu chưa được quy định tại Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản đánh giá xếp loại chất lượng viên chức mới nhất là mẫu nào? Nội dung mẫu biên bản?
- 2 mẫu bản kiểm điểm đảng viên cuối năm mẫu 02A 02B theo Hướng dẫn 25 áp dụng cho đối tượng nào?
- Công trình kiến trúc có giá trị được đánh giá qua bao nhiêu tiêu chí? Bảng tính điểm đánh giá công trình kiến trúc có giá trị?
- Bản tự nhận xét đánh giá cán bộ để bổ nhiệm? Cách viết bản tự nhận xét đánh giá cán bộ để bổ nhiệm hay, chi tiết?
- Tổng hợp 02 mẫu phiếu nhận xét chi ủy nơi cư trú mới nhất chuẩn Hướng dẫn 33? Đối tượng sử dụng 02 mẫu phiếu nhận xét chi ủy nơi cư trú?