Festival Thu Hà Nội năm 2023 được diễn ra thời gian nào? Festival Thu Hà Nội năm 2023 có các hoạt động nổi bật gì?
Festival Thu Hà Nội năm 2023 được diễn ra thời gian nào?
Thực hiện Chương trình 04/Ctr-UBND ngày 09/02/2023 của UBND Thành Phố Hà Nội về chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch thành phố Hà Nội năm 2023; Kế hoạch 203/KH-UBND ngày 08/8/2023 của UBND thành phố Hà Nội về việc tổ chức Festival Thu Hà Nội năm 2023, Kế hoạch 209/KH-UBND ngày 10/8/2023 về việc tổ chức không gian giới thiệu ẩm thực Hà Nội năm 2023, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội chủ trì triển khai tổ chức Chương trình từ ngày 29/9/2023-01/10/2023 tại phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm và Cung Thiếu nhi Hà Nội.
Festival Thu Hà Nội năm 2023 có quy mô 150 gian hàng chia thành các khu vực theo thiết kế, bố trí dọc phố Đinh Tiên Hoàng, phố Lê Thạch và khu vực nhà Bát Giác. Lễ hội có sự tham gia của UBND 10 quận, huyện: Hoàn Kiếm, Mê Linh, Quốc Oai, Ứng Hòa, Ba Đình, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Đông Anh, Ba Vì, Gia Lâm để quảng bá, giới thiệu tiềm năng phát triển du lịch và các sản phẩm du lịch, các di sản của địa phương.
Bên cạnh đó có sự tham gia của Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long Hà Nội, Thành đoàn Hà Nội, Tổng công ty Du lịch Hà Nội (Hanoitourist), các Hiệp hội: Hội thủ công mỹ nghệ làng nghề Hà Nội, Hiệp hội Văn hoá Ẩm thực Việt Nam, Hiệp hội Du lịch Hà Nội, Hội đầu bếp Hoàng gia...
Không những vậy, chương trình thu hút 14 tỉnh, thành phố tham gia giới thiệu du lịch địa phương bao gồm Phú Thọ, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Hải Dương, Bắc Giang, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Quảng Bình, Phú Yên, Đồng Nai, An Giang.
Một số huyện Hà Nội đã đầu tư công phu, nâng dần về tính chuyên nghiệp trong quảng bá xúc tiến du lịch. Điển hình huyện Ứng Hoà: tổ chức trải nghiệm may áo dài 3 giờ tại không gian di sản nghề may áo dài Trạch Xá kết hợp quảng bá tinh hoa nghề truyền thống như hương Quảng Phú Cầu, nhạc cụ dân tộc Đàn Đào Xá.
Festival Thu Hà Nội năm 2023 được diễn ra thời gian nào? Festival Thu Hà Nội năm 2023 có các hoạt động nỗi bật gì? (Hình từ internet)
Festival Thu Hà Nội năm 2023 có các hoạt động nổi bật gì?
Trong khuôn khổ của Festival Thu Hà Nội năm 2023 sẽ diễn ra một số hoạt động chính như:
- Hội nghị phát triển du lịch MICE & Golf và khảo sát du lịch Golf tại Hà Nội;
- Trưng bày ảnh Thu Hà Nội tại Trung tâm Nghệ thuật 22 Hàng Buồm và tại vườn hoa Lý Thái Tổ.
- Show trình diễn trang phục áo dài “Trang phục áo dài đám cưới theo dòng thời gian”; trình diễn áo dài của Câu lạc bộ áo dài Việt Nam với 11 bộ sưu tập áo dài của 11 nhà thiết kế, trong đó có chiếc áo dài kỷ lục “Dấu ấn thời gian” của nhà thiết kế Hoàng Ly có chiều dài 189m, đính đá và in họa tiết cổ Việt Nam; Hanhsilk…
- Trải nghiệm không gian Cốm Hà Nội, di sản nghề may áo dài Trạch Xá.
- Carnaval thu Hà Nội được dàn dựng công phu với quy mô 1500 người từ các đơn vị của thành phố, học sinh sinh viên, Thành đoàn, các Câu lạc bộ, đoàn nghệ thuật, nghệ nhân vào sáng ngày 01/10/2023 với 4 phần:
Rạng rỡ sắc thu - miêu tả những màu sắc của mùa thu Hà Nội từ doanh nghiệp cho đến các làng nghề; Các quận huyện - tôn vinh những làng nghề và các doanh nghiệp du lịch của thành Phố Hà Nội;
Biểu diễn nghệ thuật đường phố - mang đến một sắc thái năng động của Thành Phố Hà Nội, điểm nhấn của chương trình là đội Lân- Sư- Rồng huyện Thanh Oai với 30 con rồng diễu hành đại diện cho 30 quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội;
Diễu hành- cồng chiêng các dân tộc - Thể hiện những nét đẹp của cộng đồng dân tộc thiểu số sinh sống tại Thủ đô;
Nối tiếp còn có hoạt động vẽ tranh “Hà Nội trong mắt em” với sự tham gia của 99 bạn trẻ, hoạt động âm nhạc đường phố.
Người tham gia lễ hội có quyền và trách nhiệm gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Quyền và trách nhiệm của người tham gia lễ hội
1. Người tham gia lễ hội có các quyền sau
a) Thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, tôn trọng những giá trị đạo đức, văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng;
b) Thể hiện mong muốn Điều tốt đẹp, may mắn đến với cá nhân, gia đình, quê hương và đất nước;
c) Được giao lưu, sinh hoạt văn hóa và hưởng thụ những giá trị văn hóa tinh thần.
2. Người tham gia lễ hội có các trách nhiệm sau
a) Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội;
b) Ứng xử có văn hóa trong hoạt động lễ hội; trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; không nói tục, chửi thề xúc phạm tâm linh, gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội;
c) Thắp hương, đốt vàng mã đúng nơi quy định; không chen lấn, xô đẩy gây mất trật tự an ninh; giữ gìn vệ sinh môi trường;
d) Không tổ chức hoặc tham gia các hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
đ) Không thực hiện việc đổi tiền có chênh lệch giá trong khu vực di tích, lễ hội;
e) Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngoài việc chấp hành nghiêm quy định tại các điểm a, b, c, d và đ Khoản 2 Điều này còn phải thực hiện các quy định sau: không đi lễ hội trong giờ hành chính; không dùng xe công và các phương tiện công (hoặc thuê khoán phương tiện) tham gia lễ hội (trừ trường hợp thuộc thành phần tham gia tổ chức lễ hội hoặc được giao thực thi nhiệm vụ).
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì người tham gia lễ hội có quyền và trách nhiệm như trên.
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?