Dự kiến bỏ bằng tốt nghiệp THCS, hiệu trưởng trường THPT cấp bằng tốt nghiệp THPT như thế nào?
Dự kiến bỏ bằng tốt nghiệp THCS?
Văn bằng, chứng chỉ được quy định tại Điều 12 Luật Giáo dục 2019, cụ thể như sau:
Văn bằng, chứng chỉ
1. Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học sau khi tốt nghiệp cấp học hoặc sau khi hoàn thành chương trình giáo dục, đạt chuẩn đầu ra của trình độ tương ứng theo quy định của Luật này.
2. Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân gồm bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương.
3. Chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học để xác nhận kết quả học tập sau khi được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp hoặc cấp cho người học dự thi lấy chứng chỉ theo quy định.
...
Ngày 14/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức hội thảo góp ý Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục 2019.
Tại khoản 3 Điều 1 Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục TẢI VỀ, quy định cụ thể như sau:
Văn bằng, chứng chỉ
1. Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học sau khi tốt nghiệp cấp học hoặc sau khi hoàn thành chương trình giáo dục, đạt chuẩn đầu ra của trình độ tương ứng theo quy định của Luật này.
2. Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân gồm bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung học nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương.
...
Theo đó, theo đề xuất văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân sẽ loại bỏ bằng tốt nghiệp THCS và chỉ còn bằng tốt nghiệp THPT, bằng tốt nghiệp trung học nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương.
Thay vào đó, học sinh học hết chương trình chương trình trung học cơ sở, đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được hiệu trưởng nhà trường xác nhận học bạ việc hoàn thành chương trình trung học cơ sở (Tại khoản 8 Điều 1 Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục).
Dự kiến bỏ bằng tốt nghiệp THCS, hiệu trưởng trường THPT cấp bằng tốt nghiệp THPT như thế nào? (Hình từ Internet)
Hiệu trưởng trường THPT sẽ có thẩm quyền cấp bằng tốt nghiệp THPT?
Đề xuất hiệu trưởng trường THPT sẽ có thẩm quyền cấp bằng tốt nghiệp THPT được nêu rõ rại khoản 11 Điều 1 Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, cụ thể như sau:
11. Sửa đổi, bổ sung khoản 2, khoản 3 Điều 45 như sau:
...
Học viên học hết chương trình trung học phổ thông quy định tại điểm d khoản 1 Điều 43 của Luật này đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được dự thi, nếu đạt yêu cầu thì được người đứng đầu cơ sở thực hiện chương trình giáo dục trung học phổ thông cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông; trường hợp không dự thi hoặc thi không đạt yêu cầu thì được người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên quy định tại khoản 4 Điều 44 Luật này cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông”.
Như vậy, đề xuất hiệu trưởng trường THPT sẽ có thẩm quyền cấp bằng tốt nghiệp THPT.
*Trên đây là thông tin về "Dự kiến bỏ bằng tốt nghiệp THCS, hiệu trưởng trường THPT cấp bằng tốt nghiệp THPT như thế nào?"
Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục phổ thông hiện nay là gì?
Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục phổ thông hiện nay được quy định tại Điều 30 Luật Giáo dục 2019, cụ thể như sau:
- Nội dung giáo dục phổ thông phải bảo đảm tính phổ thông, cơ bản, toàn diện, hướng nghiệp và có hệ thống; gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục ở mỗi cấp học.
- Yêu cầu về nội dung giáo dục phổ thông ở các cấp học được quy định như sau:
+ Giáo dục tiểu học phải bảo đảm cho học sinh nền tảng phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, kỹ năng xã hội; có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có nhận thức đạo đức xã hội; có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật;
+ Giáo dục trung học cơ sở củng cố, phát triển nội dung đã học ở tiểu học, bảo đảm cho học sinh có hiểu biết phổ thông cơ bản về tiếng Việt, toán, lịch sử dân tộc; kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ; có hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp;
+ Giáo dục trung học phổ thông củng cố, phát triển nội dung đã học ở trung học cơ sở, hoàn thành nội dung giáo dục phổ thông; bảo đảm chuẩn kiến thức phổ thông cơ bản, toàn diện và hướng nghiệp cho học sinh, có nội dung nâng cao ở một số môn học để phát triển năng lực, đáp ứng nguyện vọng của học sinh.
- Phương pháp giáo dục phổ thông phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc trưng từng môn học, lớp học và đặc điểm đối tượng học sinh; bồi dưỡng phương pháp tự học, hứng thú học tập, kỹ năng hợp tác, khả năng tư duy độc lập; phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của người học; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào quá trình giáo dục.









Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xe quân sự gồm xe gì? Ký hiệu biển số xe quân sự là gì? Sử dụng xe quân sự được quy định như thế nào?
- Màu may mắn của 12 cung hoàng đạo hôm nay ngày 17 5 2025? Màu may mắn của 12 cung hoàng đạo 17 5 2025 ra sao?
- Mã số chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng 1? Thời gian giữ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng 2 để được xét thăng hạng lên hạng 1?
- Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần khi nào? Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu theo quy định?
- Tài khoản 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang phản ánh chi phí nào? Không hạch toán vào tài khoản 154 những chi phí nào?