Đổi từ chứng minh nhân dân sang căn cước công dân thì có phải cấp lại sổ bảo hiểm xã hội hay không?
Đổi từ chứng minh nhân dân sang căn cước công dân thì có phải cấp lại sổ bảo hiểm xã hội hay không?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 27 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 được sửa đổi bởi khoản 31 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 đã có nội dung như sau:
Cấp lại, đổi, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH, thẻ BHYT
1. Cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng, gộp sổ BHXH
1.1. Thành phần hồ sơ:
a) Cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
b) Gộp sổ BHXH:
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
- Các sổ BHXH đề nghị gộp (nếu có).
1.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Bên cạnh đó, tại Điều 97 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Hồ sơ đăng ký tham gia và cấp sổ bảo hiểm xã hội
1. Hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu bao gồm:
a) Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động kèm theo danh sách người lao động tham gia bảo hiểm xã hội;
b) Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động.
2. Hồ sơ cấp lại sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp hỏng hoặc mất bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại sổ bảo hiểm xã hội của người lao động;
b) Sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp bị hỏng.
3. Chính phủ quy định thủ tục, hồ sơ tham gia, cấp sổ bảo hiểm xã hội đối với đối tượng quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này.
Căn cứ vào những quy định trên, việc cấp lại sổ bảo hiểm xã hội sẽ chỉ được thực hiện trong 03 trường hợp là sổ bảo hiểm xã hội bị mất hoặc bị hỏng hoặc gộp sổ bảo hiểm xã hội.
Đổi từ chứng minh nhân dân sang căn cước công dân thì có phải cấp lại sổ bảo hiểm xã hội hay không? (Hình từ Internet)
Người lao động nên làm gì khi đổi từ chứng minh nhân dân sang căn cước công dân?
Theo Điều 98 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:
Điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội
1. Người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản với cơ quan bảo hiểm xã hội khi có thay đổi thông tin tham gia bảo hiểm xã hội.
2. Hồ sơ điều chỉnh thông tin cá nhân của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bao gồm:
a) Tờ khai điều chỉnh thông tin cá nhân;
b) Sổ bảo hiểm xã hội;
c) Bản sao giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến việc điều chỉnh thông tin cá nhân theo quy định của pháp luật.
Theo đó, trong trường hợp người lao động đổi từ chứng minh nhân dân sang căn cước công dân thì cần thông báo bằng văn bản với cơ quan bảo hiểm xã hội để điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội.
Hồ sơ điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động sẽ gồm có các giấy tờ như sau:
- Tờ khai điều chỉnh thông tin cá nhân;
- Sổ bảo hiểm xã hội;
- Bản sao giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến việc thay đổi chứng minh nhân dân sang căn cước công dân.
Thủ tục điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội mất bao lâu?
Căn cứ vào Điều 99 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Giải quyết đăng ký tham gia và cấp sổ bảo hiểm xã hội
1. Việc giải quyết đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu như sau:
a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng, người sử dụng lao động nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 97 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội;
b) Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện nộp hồ sơ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 97 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
2. Người lao động nộp hồ sơ cấp lại sổ bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 2 Điều 97 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
3. Cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm cấp sổ bảo hiểm xã hội trong thời hạn sau đây:
a) 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc lần đầu;
b) 07 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lần đầu;
c) 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp cấp lại sổ bảo hiểm xã hội; trường hợp quá trình xác minh thời gian đóng bảo hiểm xã hội phức tạp thì không quá 45 ngày. Trường hợp không cấp thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
d) 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động thì cơ quan bảo hiểm xã hội phải cấp lại sổ bảo hiểm xã hội. Trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết trình tự, thủ tục tham gia và giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 của Luật này.
Như vậy, trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội thì cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ cấp lại sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thể lệ cuộc thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 thế nào?
- Có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một thửa đất ở bị thu hồi được giao thêm đất theo Luật Đất đai mới đúng không?
- Hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư có cung cấp các dịch vụ bảo vệ không? Ai có trách nhiệm quản lý vận hành nhà chung cư?
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động của sàn giao dịch bất động sản mới nhất theo quy định hiện nay?
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?